Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/64220
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Lê Nhật Hạnhen_US
dc.contributor.authorDương Anh Thuậnen_US
dc.date.accessioned2022-09-16T01:32:03Z-
dc.date.available2022-09-16T01:32:03Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.otherBarcode: 1000014395-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1034233~S1-
dc.identifier.urihttps://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/64220-
dc.description.abstractNghiên cứu đến từ Sahi và các cộng sự (2022) đưa ra góc nhìn tổng quan về các xu hướng nghiên cứu về thanh toán điện tử trong giai đoạn 22 năm gần nhất và cho thấy xu hướng hiện tại là các nghiên cứu về những rủi ro cũng như những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm dịch vụ thanh toán điện tử. Trong các xu hướng này, sự ảnh hưởng của truyền miệng, đặc biệt là truyền miệng tiêu cực đến ý định tiếp tục sử dụng ví di động của người dùng đang được những nghiên cứu gần đây trên thế giới như của Talwar và cộng sự (2020), của Ruvio và cộng sự (2020), hay của Putra và cộng sự (2022) nhắc đến. Tuy nhiên, nghiên cứu riêng biệt về các tiền tố tạo nên hoặc hạn chế, hay thúc đẩy truyền miệng tiêu cực là một hướng đi mới ít được nhắc đến trong các nghiên cứu hiện nay. Vì vậy, tác giả của nghiên cứu này quyết định thực hiện nghiên cứu về đề tài “Sự ảnh hưởng của các nhân tố thúc đẩy – hạn chế, nhu cầu động lực bản thân đến truyền miệng tiêu cực và ý định tiếp tục sử dụng ví di động của khách hàng”. Trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất mô hình với 8 biến ảnh hưởng đến truyền miệng tiêu cực dựa trên thuyết Hai nhân tố của Herzberg (1959) trong hành vi tiêu dùng của Talwar và cộng sự (2020), cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến sự tự phát triển bản thân của khách hàng dựa trên nghiên cứu của Ruvio và cộng sự (2020), từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của truyền miệng tiêu cực đến ý định tiếp tục sử dụng ví di động của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, trong 8 yếu tố được đề xuất, có 4 yếu tố bao gồm: Cảm nhận về sự thiếu chắc chắn xuất phát từ nhóm nhân tố hạn chế và Sự tự khẳng định giá trị bản thân có tác động dương, còn Cảm nhận về lợi ích cũng như Cảm nhận về tính năng sản phẩm đến từ nhóm nhân tố thúc đẩy có tác động âm. Đồng thời, truyền miệng tiêu cực có tác động âm đáng kể đến ý định tiếp tục sử dụng ví di động của khách hàng. Từ các kết quả này, tác giả rút ra các hàm ý quản trị cho các nhà quản lý ví di động tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm hạn chế các truyền miệng tiêu cực và thúc đẩy ý định tiếp tục sử dụng ví di động của khách hàng.en_US
dc.format.medium85 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectVí di độngen_US
dc.subjectTruyền miệng tiêu cựcen_US
dc.subjectThuyết Hai nhân tố trong sử dụng công nghệen_US
dc.subjectÝ định tiếp tục sử dụngen_US
dc.subjectM-walleten_US
dc.subjectNegative WOMen_US
dc.subjectTwo-Factor theory in technologyen_US
dc.subjectIntention to continue usingen_US
dc.titleSự ảnh hưởng của các nhân tố thúc đẩy – hạn chế, nhu cầu động lực bản thân đến truyền miệng tiêu cực và ý định tiếp tục sử dụng ví di động của khách hàngen_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityBusiness Administration (by Research) = Quản trị kinh doanh (hướng nghiên cứu)en_US
item.openairetypeMaster's Theses-
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.