Title: | Khảo sát các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại Tp. Hồ Chí Minh |
Author(s): | Trịnh A Nữ Vũ Quỳnh |
Advisor(s): | Dr. Từ Văn Bình |
Keywords: | Hiến máu tình nguyện; Voluntary blood donation; Investment planning; Kế hoạch đầu tư |
Abstract: | Nghiên cứu thực hiện khảo sát các yếu tố tác động đến hành vi hiến máu tình nguyện tại TP. Hồ Chí Minh. Về đối tượng nghiên cứu: có tổng cộng 314 mẫu khảo sát; trong đó có 53,5% đã từng hiến máu; phần lớn những người được khảo sát nằm trong độ tuổi trẻ, trong đó nhóm tuổi từ 18-30 tuổi chiếm tỉ lệ cao (67,52%); nam giới chiếm 53,82% số lượng mẫu; cán bộ công nhân viên và sinh viên là hai nhóm nghề nghiệp tham gia nghiên cứu đông nhất; nhóm có trình độ cao đẳng, đại học chiếm đến 72,61%; nhận thức về hiến máu tình nguyện của mẫu khảo sát chưa cao; thái độ đối với hiến máu còn chưa tích cực. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nghề nghiệp sinh viên, thu nhập, nhận thức và thái độ đối với hiến máu tình nguyện có ảnh hưởng đến hành vi tham gia hiến máu. Cụ thể nhận thức về hiến máu tình nguyện càng đầy đủ thì xác suất tham gia hiến máu có xu hướng tăng lên, thái độ về hiến máu tình nguyện càng tích cực thì xác suất tham gia hiến máu có xu hướng tăng lên, xác suất tham gia hiến máu có xu hướng giảm xuống khi thu nhập tăng lên và sinh viên có xác suất tham gia hiến máu thấp hơn các nghề nghiệp khác. Tuổi, giới tính và nhận thức có ảnh hưởng đến số lần hiến máu. Cụ thể số lần hiến máu sẽ tăng lên theo độ tuổi, nam giới có tần suất hiến máu nhiều hơn nữ giới và số lần hiến máu tăng khi nhận thức về hiến máu tình nguyện càng đầy đủ. Qua đó, có thể thấy được nhận thức và thái độ là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi hiến máu (ngoài một số yếu tố về nhân khẩu họ như tuổi, giới tính, nghề nghiệp và thu nhập). Các tổ chức vận động hiến máu có thể tác động đến hai yếu tố này để thay đổi hành vi hiến máu của người dân. Tỉ lệ hiến máu của nhóm đối tượng tiềm năng tuy có cao hơn nhóm đối tượng còn lại nhưng tỉ lệ này vẫn chỉ ở mức tương đối và chưa cao. Cụ thể: - Tỉ lệ hiến máu của người có độ tuổi thanh niên (≤ 30 tuổi) là 61,32%, cao hơn so với tỉ lệ hiến máu của người có độ tuổi trung niên (> 30 tuổi). - Tỉ lệ hiến máu của sinh viên là 53,21%, cao hơn tỉ lệ hiến máu của các nghề nghiệp khác nhưng thấp hơn tỉ lệ hiến máu của cán bộ công nhân viên. Trách nhiệm xã hội và lòng vị tha, để giúp đỡ người khác được xem là động cơ tích cực đối với hành vi hiến máu (đạt tỉ lệ 72,92%). Có 9,17% người hiến máu có động cơ hiến máu tiêu cực (để nhận kết quả xét nghiệm sàng lọc máu). 17,92% người hiến máu có động cơ hiến máu tuy không phải là tiêu cực nhưng chưa mang tính tích cực (vì nghĩ rằng tương lai sẽ có lúc cần, để biết nhóm máu, để nhận phần quà cho người hiến máu). Hầu hết các lý do không hiến máu đều là tiêu cực, ngoại trừ lý do không đủ tiêu chuẩn sức khỏe (tỉ lệ nguyên nhân tiêu cực này chiếm đến 92% lý do không hiến máu). Kênh thông tin kêu gọi hiến máu được nhiều người biết đến bao gồm: trường học và cơ quan công tác (46,91%); bạn bè và người thân (22,68%); nhóm tình nguyện hoặc các tổ chức xã hội (16,75%). Trong khi đó, tivi, radio, báo, mạng xã hội, ngân hàng máu, tờ rơi, băng rôn chỉ chiếm 13,66% trong số các kênh thông tin về hiến máu tình nguyện được biết đến. Từ đó, tác giả gợi ý những kiến nghị hoặc chính sách liên quan nhằm gia tăng tỉ lệ tham gia hiến máu tình nguyện. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Development Economics = Kinh tế phát triển |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025285~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55843 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|