Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63634
Title: | Hành vi công dân tổ chức tác động đến kết quả làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục địa bàn huyện Sikhottabong, Thủ đô Viêng Chăn | Author(s): | Johnny Hoththilath | Advisor(s): | Dr. Nguyễn Hữu Lam | Keywords: | Hành vi tổ chức; Tiêu chuẩn hiệu suất; Organizational behavior; Performance standards | Abstract: | Trong nghiên cứu này, kết hợp nhiều yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân bao gồm: giới tính, tuổi tác, thâm niên (kinh nghiệm làm việc), trình độ học vấn, vị trí công việc giáo viên được sử dụng để kiểm định ảnh hưởng của hành vi công dân tổ chức tác động đến kết quả làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục địa bàn huyện Sikhottabong, Thủ Đô Viêng Chăn. Các giả thuyết bao gồm: H1-Tận tình (Altruism): tác động tích cực đến kết quả làm việc: Podsakoff cùng các cộng sự (2000) cho rằng hành vi này là một trong hai kiểu hành vi thuộc hành vi giúp đỡ (helping behavior). Mặc dù với tên gọi nào thì bản chất của hành vi tận tình là đem lại lợi ích cho một cá nhân cụ thể như: giúp đỡ nhân viên mới vào làm việc, hỗ trợ đồng nghiệp đang gặp khó khăn trong công việc. H2-Lịch thiệp (Courtesy): tác động tích cực đến kết quả làm việc: nếu hành vi tận tình có ý nghĩa giúp đỡ giải quyết hoặc làm giảm bớt vấn đề khó khăn cho người khác thì hành vi lịch thiệp lại có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xảy ra các vấn đề đó như: tránh gây khó khăn cho công việc của đồng nghiệp, thông báo trước cho đồng nghiệp về sức ép của công việc sắp đến để họ chuẩn bị tốt hơn. H3-Cao thượng (Sportsmanship): tác động tích cực đến kết quả làm việc: các vấn đề như các ý kiến phản đối, bất bình hay kiện tụng thường xuyên xảy ra trong tổ chức. Song đối với người có ý thức về hành vi cao thượng thì cho dù không thực sự kết quả làm việc với thay đổi đó, nhưng ít nhất họ cũng thể hiện thái độ tích cực, gạt bỏ điều không thõa mãn đó và hướng đến lợi ích chung của tổ chức. H4-Tuân thủ quy định (Generalized compliance): tác động tích cực đến kết quả làm việc: để nhấn mạnh ý thức tự nguyện của chính người lao động, tuân thủ các quy tắc và thủ tục tổ chức, ngay cả khi không có người khác theo dõi. Đó là những hoạt động cụ thể và thường xuyên như: tuân thủ thời gian làm việc, tích cực tham gia các cuộc họp, nghiêm túc trong giờ làm việc, không nói chuyện phiếm hay nghỉ quá giờ cần thiết. H5-Phẩm hạnh nhân viên (Civic virtue): tác động tích cực đến kết quả làm việc: nghiên cứu của Graham (1986a) về quyền công dân trong tổ chức, hành vi phẩm hạnh nhân viên là sự cống hiến tự nguyện của cá nhân, người tham gia trong một tổ chức. Theo Konovsky và Organ (1996), đó là những hoạt động liên tục và thường xuyên như tìm đọc các tài liệu liên quan đến công việc, tham gia các cuộc họp, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hay tham dự những hoạt động thể hiện sự gắn kết giữa cá nhân với tổ chức. Phương trình hồi quy tuyến tính bội được trích theo hệ số Beta chuẩn hóa cho thấy, “nhân tố sự đáp ứng có hệ số Beta chuẩn hóa cao hơn nhiều so với tất cả các nhân tố còn lại. Hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố sự đáp ứng bằng 0.38 trong khi hệ số Beta chuẩn hóa của tất cả các nhân tố còn lại đều nhỏ hơn hoặc bằng 0.291. Do đó, có thể kết luận được rằng sự đáp ứng là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự kết quả làm việc của đội ngũ giáo viên tại trong ngành giáo dục địa bàn huyện Sikhottabong. Điều đó có thể giải thích bắt nguồn từ chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, nhu cầu giải quyết xử lý giao dịch công việc đòi hỏi phải được nhà cung cấp đáp ứng nhanh chóng, xử lý hiệu quả các khiếu nại, sẵn sàng giúp đỡ đội ngũ giáo viên và đáp ứng các yêu cầu của đội ngũ giáo viên”. Hệ số Beta chuẩn hóa của các nhân tố Hành vi cao thượng, tuân thủ quy định, và Hành vi tận tình lần lượt là 0.291, 0.261, 0.203. Điều đó cho thấy sau nhân tố sự đáp ứng, Hành vi cao thượng cũng là nhân tố có tác động mạnh đến sự kết quả làm việc của đội ngũ giáo viên, tiếp đến là nhân tố tuân thủ quy định và cuối cùng là Hành vi tận tình. Nghĩa là, sự kết quả làm việc của đội ngũ giáo viên chịu tác động bởi Hành vi cao thượng của đội ngũ giáo viên (sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, phong thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt) yếu tố tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho đội ngũ giáo viên, nhờ đó, đội ngũ giáo viên cảm thấy yên tâm mỗi khi sử dụng dịch vụ đội ngũ giáo viên. Qua phân tích nhân tố, phân tích hồi quy đa biến chúng ta đã nhận diện các yếu tố chính mà mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự hài lòng của đội ngũ giáo viên. Đó là nhân tố Tuân thủ quy định, Hành vi cao thượng, Hành vi phẩm hạnh và Hành vi tận tình. Trong đó, Hành vi phẩm hạnh là nhân tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của đội ngũ giáo viên, tiếp đến là Hành vi cao thượng và cuối cùng là tuân thủ quy định và Hành vi tận tình. Qua phân tích phương sai ANOVA một chiều (One – Way ANOVA) chúng ta chưa khẳng định có sự khác biệt giữa sự hài lòng về hành vi công dân tổ chức với các thành phần như nhóm tuổi, giới tính, ngành nghề hay thu nhập. Trên cơ sở nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đội ngũ giáo viên đội ngũ giáo viên cần tập trung cải tiến các nội dung theo thứ tự ưu tiên (mức độ ảnh hưởng quan trọng) của từng nhân tố đến sự hài lòng của đội ngũ giáo viên; trong quá trình phục vụ để có thể mang lại hiệu quả cao nhất (trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn) về việc nâng cao hành vi công dân tổ chức, ngày càng làm cho đội ngũ giáo viên hài lòng hơn về hành vi công dân tổ chức do đội ngũ giáo viên mình cung cấp. | Issue Date: | 2022 | Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1033728~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63634 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.