Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54213
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Dương Anh Sơn-
dc.contributor.authorĐặng Anh Túvi
dc.date.accessioned2017-05-05T04:22:41Z-
dc.date.available2017-05-05T04:22:41Z-
dc.date.issued2016-
dc.identifier.otherBarcode: 1000001011-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1024309~S8-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54213-
dc.descriptionEconomic Law = Luật kinh tếvi
dc.description.abstractVới đặc điểm của HĐMBHH có đối tượng là hàng hóa và là hợp đồng song vụ nên khi các bên tham gia hợp đồng thì có nhiều nghĩa vụ qua lại, cụ thể là các nghĩa vụ có liên quan đến việc giao hàng hóa và thanh toán tiền hàng. Khi các nghĩa vụ này đến hạn phải thực hiện mà một bên hoặc các bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng thì vi phạm hợp đồng sẽ xảy ra. Và vi phạm này được xếp vào loại vi phạm hợp đồng theo thuyết truyền thống. Ngược lại với thuyết truyền thống, nếu trước khi đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ, một bên nhận thấy có dấu hiệu cho rằng bên kia chắc chắn sẽ không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc đã được pháp luật qui định thì việc sẽ không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng này được gọi là vi phạm HĐMBHH trước thời hạn. Vi phạm HĐMBHH trước thời hạn có lịch sử khá lâu đời từ án lệ của Anh trong vụ kiện nổi tiếng giữa Hochster v. De la Tour năm 1853. Tuy nhiên ở Việt Nam, mãi đến năm 2005, vi phạm HĐMBHH trước thời hạn mới bắt đầu xuất hiện thông qua BLDS 2005 và LTM. So với vi phạm HĐMBHH theo thuyết truyền thống, vi phạm HĐMBHH trước thời hạn có những đặc điểm riêng biệt và đặc trưng, đó là hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ chưa xảy ra và loại vi phạm này mang tính chất tiên liệu, dự đoán. Để có thể xác định vi phạm HĐMBHH trước thời hạn có xảy ra hay không cần dựa vào ba yếu tố: Thứ nhất là có dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm. Dấu hiệu, bằng chứng này có thể là sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện nghĩa vụ, cung cách hay cách thức chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ, một bên không thực hiện nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô hàng nào (theo CISG) hoặc có thể là sự giảm sút khả năng thực hiện nghĩa vụ (theo BLDS 2015), một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng (theo LTM). Yếu tố thứ hai là khả năng dự đoán hậu quả sẽ xảy ra, cơ sở để dự đoán là mối quan hệ nhân quả mà nguyên nhân là dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm, còn hậu quả là sự vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện. Yếu tố thứ ba là hậu quả, thiệt hại sẽ xảy ra. Theo CISG thì hậu quả, thiệt hại này có thể là một phần chủ yếu những nghĩa vụ sẽ không được thực hiện hoặc sẽ vi phạm chủ yếu đến hợp đồng hoặc vi phạm chủ yếu đến hợp đồng với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai. Còn theo pháp luật Việt Nam thì hậu quả, thiệt hại này có thể là bên vi phạm sẽ không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết (BLDS 2015) hoặc vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng sau (LTM). Để bảo vệ bên bị vi phạm, cả CISG và pháp luật Việt Nam đều cho phép bên bị vi phạm áp dụng một số chế tài với những điều kiện nhất định. Cụ thế chế tài thứ nhất là tạm ngừng thực hiện hợp đồng được áp dụng khi có dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm hợp đồng trước thời hạn mà hậu quả, thiệt hại sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ (theo CISG) hoặc không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết (theo BLDS 2015). Khi áp dụng chế tài này thì bên bị vi phạm phải thông báo ngay cho bên kia biết và hợp đồng sẽ được tiếp tục thực hiện khi những bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ được cung cấp (theo CISG) hay bên vi phạm có khả năng hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (theo BLDS 2015). Chế tài thứ hai là hủy bỏ hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với các lô hàng sau được áp dụng khi có dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm hợp đồng trước thời hạn mà hậu quả, thiệt hại sẽ gây ra vi phạm chủ yếu đến hợp đồng (theo CISG) hoặc sẽ gây ra vi phạm chủ yếu đối với các lô hàng sau (theo CISG và LTM). Trừ trường hợp một bên tuyên bố sẽ không thực hiện nghĩa vụ thì khi áp dụng chế tài hủy hợp đồng, nếu có đủ thời giờ thì phải gửi cho bên kia một thông báo hợp lý và đối với việc hủy hợp đồng với các lô hàng sau thì phải thực hiện trong một thời gian hợp lý. Cùng một thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn nói trên nhưng giữa CISG và Pháp luật Việt Nam có những khác biệt nhất định trong việc áp dụng trên thực tế. CISG được đánh giá là một công ước thành công và được áp dụng rộng rãi. Điều này được chứng minh qua số vụ tranh chấp nói chung và số vụ tranh chấp liên quan đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn nói riêng, cụ thể số lượng này là 154 vụ trên tổng số 3.152 vụ tranh chấp được giải quyết bằng CISG . Qua các vụ tranh chấp điển hình đã được tòa án và trung tâm trọng tài của các nước giải quyết cho thấy vi phạm HĐMBHH trước thời hạn được qui định trong CISG rất linh hoạt, phù hợp, tạo sự công bằng cho các bên tham gia hoạt động mua bán hàng hóa. Ngược lại ở Việt Nam, từ lúc thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn xuất hiện vào năm 2005 cho đến nay, chưa thấy có vụ tranh chấp nào liên quan được tòa án hay trung tâm trọng tài thụ lý và giải quyết. Chính vì CISG tạo sự công bằng cho các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa khi vi phạm hợp đồng trước thời hạn xảy ra như thực tiễn đã chứng minh nên pháp luật Việt Nam cần thiết phải điều chỉnh loại vi phạm này và đặc biệt cần phải hoàn thiện hơn khi mà các qui định hiện tại trong BLDS 2015, LTM còn nhiều điểm hạn chế như LTM chỉ thừa nhận vi phạm hợp đồng trước thời hạn đối với hợp đồng giao hàng từng phần kèm theo một chế tài duy nhất là hủy bỏ hợp đồng hay BLDS chỉ qui định hoãn thực hiện hợp đồng nếu tài sản hoặc khả năng thực hiện nghĩa vụ bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ hay cả BLDS và LTM không thừa nhận việc một bên trong hợp đồng tuyên bố sẽ không thực hiện nghĩa vụ là căn cứ để xác định vi phạm hợp đồng trước thời hạn xảy ra . Để khắc phục những điểm hạn chế của BLDS 2015 và LTM, Người viết đưa ra bốn định hướng hoàn thiện. Thứ nhất là cần bổ sung trong BLDS 2015 chế tài hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra vi phạm HĐMBHH trước thời hạn mà hậu quả sẽ gây ra vi phạm cơ bản hợp đồng. Thứ hai là cần bổ sung chế tài tạm ngừng thực hiện và hủy bỏ hợp đồng đối với hợp đồng không qui định giao hàng từng phần trong LTM. Thứ ba là cần thừa nhận tuyên bố của một bên sẽ không thực hiện nghĩa vụ là căn cứ xác định vi phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra. Thứ tư là cần bổ sung yếu tố khách quan trong việc xác định vi phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra.vi
dc.format50 tr.-
dc.language.isovivi
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectCông ước viênvi
dc.subjectHợp đồng mua bán hàng hoá quốc tếvi
dc.subjectConvention on Contracts for the International Sale of Goodsvi
dc.titleVi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước Viên 1980 - so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Namvi
dc.typeMaster's Thesesvi
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.languageiso639-1vi-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.