Title: | Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên: Trường hợp Nhà máy Phân bón Cửu Long |
Author(s): | Đoàn Tấn Sang |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Bùi Thị Thanh |
Keywords: | Quản trị nguồn nhân lực; Human resource management; Động lực làm việc; Work motivation |
Abstract: | Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên: Trường hợp Nhà máy phân bón Cửu Long” với ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên; Xác định mức độ tác động của các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên và đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên Nhà máy phân bón Cửu Long. Dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính, đề tài đưa ra 08 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bao gồm: (1) Cấp quản lý; (2) Thu nhập và phúc lợi; (3) Đồng nghiệp; (4) Đào tạo, thăng tiến; (5) Bản chất công việc; (6) Tham gia lập kế hoạch; (7) Chính sách khen thưởng, công nhận; (8) Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện qua 3 giai đoạn. Nghiên cứu định tính để xác định lại các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên mà tác giả đề xuất, xây dựng thang đo để đo lường từng yếu tố đó. Sau đó tiến hành khảo sát sơ bộ với 10 đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng việc khảo sát 106 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Nhà máy phân bón Cửu Long, sau khi thu về, làm sạch dữ liệu, loại bỏ các phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, mẫu nghiên cứu chính thức là 102. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 yếu tố tác động có ý nghĩa đến động lực làm việc của nhân viên tại Nhà máy phân bón Cửu Long theo thứ tự giảm dần là: (1) Cấp quản lý; (2) Đào tạo và thăng tiến; (3) Công việc thú vị; (4) Đồng nghiệp; (5) Thu nhập và phúc lợi; (6) Khen thưởng và công nhận. Hai yếu tố tác động không có ý nghĩa đến động lực làm việc của nhân viên trong nghiên cứu này là “Tham gia lập kế hoạch” và “Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp”. Cuối cùng tác giả trình bày khuyến nghị chính sách, những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Thạc sĩ điều hành cao cấp) |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1024691~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54412 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|