Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54644
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Huỳnh Thế Duen
dc.contributor.authorNguyễn Thị Vân Anhen
dc.date.accessioned2017-08-21T03:00:36Z-
dc.date.available2017-08-21T03:00:36Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000002561-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1025235~S8-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54644-
dc.descriptionPublic Policy = Chính sách côngen
dc.description.abstractĐầu tư mạo hiểm (ĐTMH) ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành công nghệ mới, công nghệ cao góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thế giới. Thành công của mô hình thung lũng Silicon ở Mỹ với vai trò dẫn dắt của nhà nước đã mở ra một kỷ nguyên phát triển thần kỳ trong lĩnh vực công nghệ và đã có tác động lan tỏa tích cực đến nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nơi đã thử nghiệm mô hình thung lũng Silicon nhưng kết quả không đúng kỳ vọng. Thực tế đã chứng minh, không phải lúc nào các khoản đầu tư của nhà nước cũng mang lại hiệu quả, ngược lại còn làm trầm trọng hóa thất bại thị trường. Do vậy, cách thức sử dụng các nguồn lực công để thúc đẩy hoạt động ĐTMH sao cho hiệu quả đang trở thành mối quan tâm lớn đối với các quốc gia có ý định theo đuổi thành công của mô hình thung lũng Silicon. Nhu cầu ĐTMH ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, tuy nhiên, thị trường ĐTMH Việt Nam chưa thực sự có những đột phá cần thiết để giúp nền kinh tế bước vào giai đoạn cất cánh. Một mặt, do các quỹ ĐTMH ở Việt Nam chủ yếu là quỹ của nước ngoài, lại lựa chọn phương án đầu tư an toàn, tức là đầu tư vào những doanh nghiệp đã trưởng thành; mặt khác, do nhà nước còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức can thiệp và do môi trường, thể chế pháp lý gây cản trở đối với sự phát triển của thị trường này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhà nước cần xem xét thận trọng trong việc sử dụng nguồn lực công để hỗ trợ hoạt động ĐTMH nhằm đạt được hiệu quả kỳ vọng. Cụ thể, nhà nước nên sử dụng hình thức can thiệp gián tiếp nhằm gia tăng khuyến khích cho ĐTMH và tránh tổn thất xã hội. Nhà nước chỉ nên đóng vai trò như một chất xúc tác bằng cách phối hợp với khu vực tư nhân để thúc đẩy sự phát triển của thị trường ĐTMH. Với kinh nghiệm quốc tế đã phân tích và bối cảnh hiện tại của Việt Nam, tác giả đưa ra khuyến nghị chính sách: (i) nhà nước cần tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động ĐTMH bằng cách xây dựng một hệ thống các quy định pháp lý thống nhất về ĐTMH; (ii) xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bằng cách khuyến khích tinh thần doanh nhân ở mọi khu vực trong nền kinh tế; (iii) nhà nước nên tìm đến một tổ chức mới có năng lực và động cơ thúc đẩy sự phát triển của thị trường ĐTMH để thay mình thực hiện sứ mệnh.en
dc.format.medium58 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectĐầu tư côngen
dc.subjectPublic managementen
dc.subjectĐầu tư mạo hiểmen
dc.subjectRisky investmenten
dc.subjectKế hoạch đầu tư-
dc.subjectInvestment planning-
dc.titleVai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Namen
dc.typeMaster's Thesesen
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1vi-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.