Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55350
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Phan Thị Bích Nguyệten
dc.contributor.authorMai Thị Hiềnen
dc.date.accessioned2017-09-20T07:57:19Z-
dc.date.available2017-09-20T07:57:19Z-
dc.date.issued2016-
dc.identifier.otherBarcode: 1000000520-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1024404~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55350-
dc.descriptionFinance - Banking = Tài chính - Ngân hàngen
dc.description.abstractNghiên cứu xem xét các ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu cuối cùng và mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong quan hệ đánh đổi giữa quyền sở hữu quản lý và nợ nhằm giảm chi phí đại diện. Ngoài việc cung cấp thêm sự hiểu biết về các vấn đề đại diện, nghiên cứugiới thiệu cơ cấu sở hữu và mức thuế suất để quản trị doanh nghiệp tốt hơn. Dựa trên mô hình đánh đổi, tác giả phát triển một nền tảng lý thuyết có tính năng hiện diện của các cổ đông kiểm soát phục vụ như thi hành kỷ luật để giám sát các hoạt động quản lý. Nợ và quản lý cổ phần sở hữu là cơ chế thay thế trong việc giảm chi phí đại diện và vì vậy có tồn tại một quan hệ đánh đổi giữa chúng. Ngoài ra, do mức thuế suất thuế thu nhập của một công ty tạo ra lá chắn thuế của khoản thanh toán lãi vay, do đó nó tăng cường quan hệ đánh đổi vì dẫn đến chi phí nợ thấp. Tôi cũng thấy rằng quyền kiểm soát của các cổ đông chủ chốt làm suy giảm mối quan hệ đánh đổi giữa nợ,quyền sở hữu quản lý và quyền kiểm soát càng cao thì làm suy yếu ảnh hưởng mạnh mẽ của mức thuế suất công ty trong mối quan hệ đánh đổi. Bằng cách sử dụng phương pháp TSLS để kiểm soát nội sinh tiềm tàng giữa quyền sở hữu quản lý và các khoản nợ, kết quả thực nghiệm là phù hợp với những dự đoán ban đầu. Các mô hình kinh tế lượng mà tôi sử dụng có thể giải quyết những mối quan tâm của những lựa chọn nội sinh về quản trị và các chính sách tài chính, vì vậy các kiểm định của tôi cung cấp bằng chứng mạnh mẽ hơn so với các nghiên cứu tiến hành với phương pháp OLS. Bởi vì các mối quan hệ chính xác giữa quản lý sở hữu và đòn bẩy là không phù hợp trong lý thuyết nên tác giả kết luận rằng mối quan hệ cùng chiều ở các nghiên cứu trước là do dựa trên phân tích OLS, có thể bị ảnh hưởng bởi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nợ và quyền sở hữu quản lý và do đó dẫn đến kết quả không chính xác. Hơn nữa, sự hiện diện của các cổ đông kiểm soát giúp giảm bớt 50 chi phí đại diện, như vậy các cổ đông kiểm soát đóng vai trò điều khiển và trưng dụng cùng một lúc. Nhìn chung bài nghiên cứu bổ sung cho chuỗi nghiên cứu nhằm mục đích để hiểu rõ thêm việc thuế đã ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh như thế nào. Nghiên cứu cũng góp phần vào các tài liệu về yếu tố quyết định cắt ngang của cấu trúc vốn và hỗ trợ dự đoán của các mô hình đánh đổi của công ty. Từ góc độ chính sách, nghiên cứu cho thấy sự tương tác giữa tỷ lệ thuế doanh nghiệp và động lực tổ chức, trong đó hàm ý rằng hoạch định chính sách nên xem xét các tác động tiềm tàng của cơ cấu sở hữu lên cơ cấu vốn khi thực hiện các luật thuế mới. Phù hợp với các dự đoán, các kết quả trong thực tiễn cho thấy có một mối quan hệ nghịch đảo (mối quan hệ đánh đổi) giữa mức độ nợ và quản lý sở hữu. Hơn nữa, quyền kiểm soát được nắm giữ bởi các cổ đông chủ chốt làm suy giảm mối tương quan đánh đổi giữa nợ và quyền quản lý sở hữu. Mức thuế càng cao càng ảnh hưởng mạnh lên tương quan đánh đổi, nhưng sự ảnh hưởng mạnh mẽ này lại bị suy giảm bởi quyền kiểm soát của các cổ đông chủ chốt. Các kiểm định bổ sung chỉ ra rằng mối quan hệ giữa nợ và quyền quản lý sở hữu sẽ có tác động càng ngược chiều đối với công ty có mức dự trữ tiền mặt cao hơn và khả năng phá sản thấp hơn. Kết quả này cho thấy rằng mức độ linh hoạt tài chính càng cao sẽ dẫn đến chi phí sử dụng nợ bổ sung càng thấp và do đó làm thay đổi tương quan đánh đổi. Hơn nữa, ảnh hưởng của cổ đông nắm quyền kiềm soát lên tương quan đánh đổi kém trội hơn trong các công ty gia đình, bởi vì nhóm quản lý và cổ đông nắm quyền kiểm soát trong các công ty như vậy thường là các thành viên trong cùng một gia đình. Mâu thuẫn giữa các nhà quản lý và cổ đông nắm 51 quyền kiểm soát trong các công ty như vậy sẽ không đáng chú ý bằng trong các công ty không phải thuộc kiểu công ty gia đình.en
dc.format.medium49 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectQuản trị tài chínhen
dc.subjectCấu trúc vốnen
dc.subjectFinancial managementen
dc.subjectCapital structureen
dc.subjectThuế thu nhập doanh nghiệpen
dc.subjectIncome taxen
dc.subjectCorprate finance-
dc.subjectTài chính doanh nghiệp-
dc.titleTác động của cấu trúc sở hữu và thuế thu nhập doanh nghiệp lên cấu trúc vốn - nghiên cứu tại Việt Namen
dc.typeMaster's Thesesen
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1vi-
item.grantfulltextreserved-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.openairetypeMaster's Theses-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.