Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55399
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorProf. Dr. James Riedelen
dc.contributor.authorNguyễn Anh Thưen
dc.date.accessioned2017-09-30T07:29:30Z-
dc.date.available2017-09-30T07:29:30Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000003211-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1025444~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55399-
dc.descriptionPublic Policy = Chính sách côngen
dc.description.abstractNghiên cứu đo lường mức độ dẫn truyền của biến động tỷ giá sang giá xuất khẩu theo cách tiếp cận chuỗi giá cả, kết hợp tìm hiểu hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, nhằm đánh giá tác động của chính sách điều chỉnh tăng tỷ giá lên giá xuất khẩu trong bối cảnh xuất khẩu phụ thuộc nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu một cách ổn định hơn. Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết cơ chế dẫn truyền tỷ giá sang giá sản phẩm cuối cùng thông qua chuỗi giá cả do Laflèche (1996) đề xuất, kết hợp sử dụng mô hình định lượng Véctơ tự hồi quy cấu trúc SVAR để đo lường truyền dẫn các cú sốc. Kết quả định lượng cho thấy: khi chưa xem xét đến cú sốc giá nhập khẩu, cú sốc tỷ giá tăng lên 1% làm giá xuất khẩu giảm 0,44% ngay trong quý xảy ra cú sốc và giảm dần sau đó. Điều chính tăng tỷ giá tác động có lợi đến giá xuất khẩu. Khi bổ sung giá nhập khẩu vào mô hình, cú sốc tỷ giá tăng lên 1% làm giá xuất khẩu giảm 0,21% tại quý xảy ra cú sốc và sau hai quý giá xuất khẩu lại tăng lên 0,24%. Kết quả này hàm ý rằng yếu tố nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu đã làm hạn chế các tác động có lợi của chính sách điều chỉnh tăng tỷ giá sau hai quý khi có cú sốc tỷ giá xảy ra. Điểm thú vị khác từ kết quả nghiên cứu là mặc dù giá nhập khẩu có tác động khá lớn đến giá sản xuất thì giá sản xuất có tác động khá khiêm tốn và chậm lên giá xuất khẩu. Điều này hàm ý tỷ lệ các yếu tố nhập khẩu trong giá hàng hóa xuất khẩu khá lớn, trong khi hàm lượng các yếu tố nội địa và giá trị gia tăng còn thấp; đồng thời thể hiện các nhà xuất khẩu Việt Nam có xu hướng hấp thụ các biến động bất lợi của tỷ giá do lợi thế cạnh tranh nhờ giá thấp. Dựa vào kết quả nghiên cứu, để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng ổn định cần phải gia tăng hàm lượng các yếu tố nội địa và giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu nhằm gia tăng hiệu quả của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu. Với mục tiêu như vậy, các chính sách chính phủ có thể xem xét là: (i) Đưa tỷ giá về giá trị thực nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời giảm cầu hàng nhập khẩu nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ thay thế nhập khẩu, tạo điều kiện để gia tăng hàm lượng nội địa; và (ii) Thu hút FDI một cách trọng điểm, gắn kết với chính sách công nghiệp ưu tiên của quốc gia nhằm tạo ra sự lan toả công nghệ và tri thức từ các doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp nội, đưa doanh nghiệp nội vào chuỗi giá trị toàn cầu.en
dc.format.medium61 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectTiền tệen
dc.subjectMonetaryen
dc.subjectTỷ giáen
dc.subjectExchange rateen
dc.subjectThương mạien
dc.subjectCommerceen
dc.subjectGiá xuất khẩuen
dc.subjectExport priceen
dc.subjectInvestment planning-
dc.subjectKế hoạch đầu tư-
dc.titleHiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá đến giá xuất khẩu ở Việt Namen
dc.typeMaster's Thesesen
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1vi-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.