Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55561
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Đinh Công Khảien
dc.contributor.authorHồ Hoàng Ngânen
dc.date.accessioned2017-10-11T11:26:07Z-
dc.date.available2017-10-11T11:26:07Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000003474-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1025564~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55561-
dc.descriptionPublic Policy = Chính sách côngen
dc.description.abstractĐắk Nông là một tỉnh nằm trong khu vực Tây Nguyên, được tách ra từ tỉnh Đăk Lăk từ năm 2004. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh chậm lại, năng lực cạnh tranh suy giảm, luôn nằm ở nhóm có chỉ số năng lực cạnh tranh thấp nhất cả nước. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tỉnh đã định hướng ba lĩnh vực mũi nhọn phát triển trong thời gian tới: (i) công nghiệp bôxit-nhôm; (ii) du lịch sinh thái; (iii) nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong bối cảnh giới hạn về nguồn lực đầu tư, việc đề ra quá nhiều trọng điểm phát triển sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, định hướng phát triển cùng lúc ba cụm ngành cần được xem xét một cách cẩn trọng về cả tính hiệu quả và khả thi, liệu sự phát triển cụm ngành này có cản trở sự phát triển bền vững của các cụm ngành còn lại không? Sử dụng khung phân tích Porter cho thấy, năng lực cạnh tranh Đăk Nông đang ở mức thấp so với các tỉnh khác trong khu vực. Lợi thế lớn nhất của tỉnh là tài nguyên thiên nhiên và trở ngại lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh của tỉnh Đăk Nông đó là chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Với hiện trạng này, một mặt đòi hỏi Đăk Nông phải cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh đồng thời cần xác định được cụm ngành tiềm năng trong điều kiện giới hạn về nguồn lực để mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành cho thấy cụm ngành bôxit không phải là cụm ngành có thể trở thành động lực chính cho phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, cụm ngành bôxit còn có tác động tiêu cực đến phát triển bền vững của cụm ngành nông nghiệp. Cụm ngành du lịch sinh thái của địa phương mới ở dạng tiềm năng, mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng đóng góp vào GDP tỉnh rất nhỏ, mặt khác với hạn chế lớn về cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch nghèo nàn, sự cạnh tranh lớn từ hai địa phương có tài nguyên du lịch tương đồng là Đăk Lăk và Lâm Đồng. Vì vậy, để phát triển cụm ngành du lịch cần đầu tư lớn, thời gian dài trong điều kiện nguồn lực có hạn hiện nay thì trong tương lai gần chưa thể tập trung nguồn lực của tỉnh cho phát triển du lịch. Đăk Nông là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về diện tích và sản lượng cây cà phê và hồ tiêu do đó tỉnh đã có lợi thế sẵn về quy mô đối với cụm ngành cây công nghiệp lâu năm. Bên cạnh đó, cây cà phê và hồ tiêu là cây trồng có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, đặc điểm lao động địa phương. Dựa vào các phân tích trên cho thấy, trong thời gian tới, Đăk Nông cần tập trung nguồn lực của địa phƣơng cho cụm ngành cây công nghiệp lâu năm - đây là cụm ngành đã và tiếp tục có thể trở thành động lực chính cho phát triển kinh tế của địa phƣơng. Từ kết quả phân tích, luận văn đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh: (i) cải thiện cơ sở hạ tầng tập trung vào hạ tầng giao thông, thông tin và hạ tầng thủy lợi; (ii) khuyến khích trường Đại học Tây Nguyên hoặc các trƣờng đại học tƣ nhân mở cơ sở đào tạo tại chỗ nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho địa phƣơng; (iii) cải cách khu vực công thông qua tăng cường sự trao đổi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp; minh bạch hóa thủ tục, đấu thầu công khai,…Để phát triển cụm ngành cây công nghiệp lâu năm gồm có: (i) cải thiện công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ; (ii) tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân trong chuỗi giá trị; (iii) mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm; (iv) đẩy mạnh liên kết vùng với tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng; (v) tăng cƣờng vai trò hiệp hội tại địa phương.en
dc.format.medium76 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectNăng lực cạnh tranhen
dc.subjectCompeting capabilityen
dc.subjectĐăk Nôngen
dc.subjectKế hoạch đầu tư-
dc.subjectInvestment planning-
dc.titleNâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nôngen
dc.typeMaster's Thesesen
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1vi-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.grantfulltextreserved-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.cerifentitytypePublications-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.