Title: | Đánh giá tác động của chính sách đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận |
Author(s): | Hồ Ngọc Huy |
Advisor(s): | Dr. Đinh Công Khải |
Keywords: | Năng lực cạnh tranh; Competing capability; Ngành dệt may; Textile industry; Kế hoạch đầu tư; Investment planning |
Abstract: | Ngành dệt may là một ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Đề cập đến dệt may Việt Nam thì không thể không nói đến vùng TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai. Tuy nhiên, như IPP/CIEM (2013) chỉ ra cụm ngành dệt may vùng TP.HCM "khá ngắn” với giá trị gia tăng thấp chủ yếu dựa vào lợi thế chi phí lao động giá rẻ. Sự lệ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu cũng một phần chính tạo ra giá trị gia tăng của ngành dệt may thấp. Từ năm 2013 đến nay, nhiều chính sách đã được ban hành hướng đến giải quyết vấn đề này, đến nay hai thách thức trên vẫn còn hiện hữu. Xuất phát từ nghiên cứu của IPP/CIEM (2013), bài viết này sử dụng tiếp cận cụm ngành kết hợp chuỗi giá trị để đánh giá tác động của một số chính sách đến NLCT của cụm ngành vùng TP.HCM. Bài viết có hai kết quả chính gồm: đầu tiên, điều chỉnh quan điểm phát triển vào năm 2014 của Chính phủ vẫn nhấn mạnh đến giải pháp. Hệ quả của quan điểm phát triển thiếu một tầm nhìn rõ ràng là một số chính sách cần ưu tiên đã không thực thi (nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị) hoặc tình trạng mẫu thuẫn mục tiêu giữa các chính sách (quy định thuế xuất nhập với mục tiêu gia tăng tỷ lệ nội địa hóa). Nên hạn chế chính của cụm ngành tiếp tục tồn tại là các DN may lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu và tập trung ở khâu gia công. Thứ hai, vùng TP.HCM đã chứng kiến nhiều đầu tư mới vào khu vực thượng nguồn, nhưng chưa tạo ra các liên kết giữa khu vực thượng nguồn và sản xuất may xuất khẩu. Do đặc trưng phần lớn các DN thượng nguồn có mối liên hệ với VINATEX chưa tạo ra một thị trường nguyên phụ liệu cạnh tranh, kết nối cần thiết với các DN dẫn đầu. Ngoài ra, hiệp hội đã thể hiện vai trò tốt hơn trong liên kết cụm ngành. Dù là tiền đề DN tiếp cận với thị trường khó tính, nhóm chính sách liên quan đến lao động tiềm ẩn tác động gia tăng chi phí lớn đến DN trong ngắn hạn. Trong khi đó, hoạt động chống hàng giả chưa theo kịp những thay đổi của thị trường nên tình trạng hàng giả vẫn phổ biến ở thị trường nội địa. Cuối cùng, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nhân lực chưa tạo nguồn cung chất lượng phục vụ các hoạt động nâng cấp của DN khi thiếu liên kết giữa các cơ sở đào tạo với DN. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Public Policy = Chính sách công |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025547~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55564 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|