Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55572
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Đinh Công Khảien
dc.contributor.authorChâu Anh Tấnen
dc.date.accessioned2017-10-12T04:52:43Z-
dc.date.available2017-10-12T04:52:43Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000003429-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1025535~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55572-
dc.descriptionPublic Policy = Chính sách côngen
dc.description.abstractNhững năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh, đưa Việt Nam lên vị trí thứ tư về giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ và thứ mười lăm về giá trị xuất khẩu nguyên liệu gỗ trên thế giới. Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ Việt Nam lệ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong bối cảnh các quốc gia như Myanmar, ào, Campuchia, Trung Quốc và gần đây là Malaysia đã ban hành chính sách đóng cửa rừng tự nhiên và cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ đã đặt ra thách thức lớn đối với ngành chế biến gỗ Việt Nam là sự thiếu hụt nguồn cung gỗ nguyên liệu. Giải pháp hữu hiệu nhất cho ngành chế biến gỗ Việt Nam là khai thác từ chính nguồn nguyên liệu gỗ trong nước. Tuy nhiên, năm 2014 Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên đã khiến nguồn cung gỗ nguyên liệu rơi vào tình trạng căng thẳng, buộc các doanh nghiệp chế biến gỗ phải tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, đồng thời đây cũng là một yêu cầu đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu một khi Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Trong các loại gỗ rừng trồng, gỗ cao su đang dần trở thành nguồn nguyên liệu hết sức quan trọng đối với ngành chế biến gỗ Việt Nam. Diện tích trồng cao su ở Việt Nam xấp xỉ 1 triệu ha, chiếm 25% diện tích gỗ rừng trồng cả nước. Kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su tinh chế gia tăng liên tục trong những năm gần đây và đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam. Đứng trước thực trạng này, nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi chính sách: (i) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam? và (ii) Các chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam là gì? Nghiên cứu sử dụng hướng tiếp cận cụm ngành, sử dụng các nhân tố trong mô hình kim cương của Michael Porter để phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy, sự phát triển của cụm ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam dựa trên ba động lực chính: (i) Việt Nam có nguồn nguyên liệu gỗ cao su dồi dào, (ii) cầu về nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su rất lớn; và (iii) bối cảnh cạnh tranh quốc tế có nhiều thay đổi thuận lợi cho sự phát triển của ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam. Tuy nhiên, phân tích cũng chỉ ra rằng, hiện nay đang tồn tại ba lực cản lớn cản trở sự phát triển của cụm ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam, đó là: (i) thị trường nguồn nguyên liệu gỗ cao su trong nước không công bằng và thiếu minh bạch; (ii) thiếu cơ sở pháp lý cho việc cấp chứng chỉ rừng cho gỗ cao su; và (iii) doanh nghiệp và hộ gia đình trồng cao su chưa chú trọng nâng cao chất lượng gỗ cao su. Từ những phân tích trên, để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam, tác giả khuyến nghị ba chính sách. Thứ nhất, Chính phủ cần điều chỉnh lại cơ chế đặc thù trong việc thanh lý gỗ cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) để tạo thị trường nguyên liệu gỗ cao su cạnh tranh và minh bạch. Thứ hai, Chính phủ cần sớm ban hành các quy định mới về cấp chứng chỉ rừng bám sát thực tiễn, đặc thù của gỗ rừng trồng ở Việt Nam, đặc biệt là gỗ cao su. Thứ ba, cần sự phối hợp giữa doanh nghiệp và hộ gia đình trồng cao su với Viện nghiên cứu cao su Việt Nam để nâng cao chất lượng gỗ cao su thông qua chuyển giao kỹ thuật trồng, phổ biến kỹ thuật khai thác mủ và lựa chọn các giống cao su mủ - gỗ, gỗ - mủ hoặc thuần lấy gỗ để trồng phù hợp với từng vùng đất.en
dc.format.medium39 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectNăng lực cạnh tranhen
dc.subjectCompeting capabiltyen
dc.subjectNgành chế biến gỗen
dc.subjectWood process industryen
dc.subjectKế hoạch đầu tư-
dc.subjectInvestment planning-
dc.titleNâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành chế biến gỗ cao su Việt Namen
dc.typeMaster's Thesesen
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1vi-
item.grantfulltextreserved-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.openairetypeMaster's Theses-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.