Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55587
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Assoc. Prof. Dr. Hồ Viết Tiến | en |
dc.contributor.author | Thái Mỹ Phương | en |
dc.date.accessioned | 2017-10-13T01:23:41Z | - |
dc.date.available | 2017-10-13T01:23:41Z | - |
dc.date.issued | 2017 | - |
dc.identifier.other | Barcode: 1000003457 | - |
dc.identifier.uri | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1024344~S1 | - |
dc.identifier.uri | http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55587 | - |
dc.description | Finance - Banking = Tài chính - Ngân hàng | en |
dc.description.abstract | Đề tài nghiên cứu này thực hiện kiểm tra rủi ro hệ thống (systemic risk) của ngân hàng Việt Nam trong mối quan hệ với các cú sốc kinh tế vĩ mô. Ý tưởng của bài nghiên cứu là về hành vi đồng nhất của các ngân hàng khi có các cú sốc kinh tế vĩ mô tạo nên rủi ro hệ thống hay nói khác hơn liệu rằng các ngân hàng có hành động giống nhau (như là một nhóm) khi đối mặt với những rủi ro và sự không chắc chắn của kinh tế vĩ mô. Phương pháp tiếp cận của bài nghiên cứu là mô hình EGARCH. Mô hình EGARCH được sử dụng trong bài nghiên cứu vì nó có thể giải quyết được các vấn đề được đặt ra trong các bài nghiên cứu trước là về vấn đề phương sai thay đổi và tác động sự bất đối xứng mà mô hình OLS và GMM không thể khắc phục được. Mô hình ước tính tác động rủi ro và sự không chắc chắn của các nhân tố vĩ mô với phương sai của của lta (tỷ số dư nợ /tổng tài sản) và snonin (tỷ số thu nhập ngoài lãi /thu nhập hoạt động ròng) như trong mô hình trong bài nghiên cứu của Baeudry (2001) và được phát triển bởi Baun và các cộng sự (2002,2004, 2009), Quagliariello (2007, 2009) và Christian Calmes, Raymond Theoret (2014) và đã được điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam. Mối quan hệ trong bài được nghiên cứu trong bối cảnh ngân hàng dựa vào thị trường. Biến đại diện để đo lường rủi ro hệ thống ngân hàng là disp(lta) và disp(snonin) là phương sai của tỷ số lta và snonin, khi disp(lta) và disp giảm nghĩa là các ngân hàng hành động đồng nhất hơn trước các cú sốc vĩ mô, do đó làm tăng rủi ro hệ thống. Các nhân tố kinh tế vĩ mô trong mô hình nghiên cứu là tốc độ tăng trưởng kinh tế, lỗ hổng sản lượng (output_gap), lạm phát đại diện cho rủi ro vĩ mô. Ngoài ra, còn có các biến sự không chắc chắn trong tăng trưởng GDP và sự không chắc chắn lạm phát được tính bằng phương sai có điều kiện của tăng trưởng GDP và lạm phát. Sự khác biệt của bài so với các nghiên cứu trước là có sự phân biệt giữa rủi ro va sự không chắc chắn. Chúng là những nhân tố được cho rằng là tác động đến rủi ro hệ thống của ngân hàng tại Việt Nam, dữ liệu được thu thập hàng quý trong giai đoạn quý 1 năm 2006 đến quý 3 năm 2016. Bài nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ nghịch chiều giữa disp(lta) và disp(snonin) với các sự không chắc chắn trong tăng trưởng, sự không chắc chắn trong lạm phát. Kết quả phù hợp với giả thuyết của bài nghiên cứu và kết quả của các nghiên cứu trước đây. Nhờ kết quả của mô hình EGARCH (1,1), bài nghiên cứu cũng cho thấy có sự tác động của disp(lta) và disp(snonin) trong qua khứ đến hiện tại, do độ trễ của biến phụ thuộc trong mô hình có ý nghĩa thống kê. Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình EGARCH để ước tính do đó có sự phân biệt được ảnh hưởng của cú sốc âm và cú sốc dương, kết quả cho thấy trong phạm vi các biến vĩ mô trong nghiên cứu cho ta kết quả có tồn tại hiệu ứng đòn bẫy trong thời kỳ nghiên cứu. Tiếp sau các mô hình nghiên cứu, để so sánh sức ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh chính xác hơn, hệ số co dãn sẽ được tính toán cho từng biến vĩ mô. Qua đó ta thấy đòn bẩy là mạnh nhất, đặc biệt là khi tính cho disp(lta), điều đó cho thấy đòn bẩy có tác động khá lớn với các hoạt động cho vay tại các ngân hàng ở Việt Nam. Để bảo đảm tính vững cho kết quả nghiên cứu trong phần sau của bài sẽ tiến hành ước lượng EGARCH trực tiếp cho biến lta và snonin, với kỳ vọng là cùng có mối quan hệ tương tự giữa lta và snonin như chúng ta thấy giữa disp(lta) và disp(snonin). Kết quả kiểm tra phù hợp với mô hình ước tính ở phần trên của bài nghiên cứu. | en |
dc.format.medium | 53 tr. | en |
dc.language.iso | vi | en |
dc.publisher | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | - |
dc.subject | Ngân hàng | en |
dc.subject | Banking | en |
dc.subject | Rủi ro hệ thống | en |
dc.subject | Systemic risk | en |
dc.subject | Kinh tế vĩ mô | en |
dc.subject | Mcroeconomic | en |
dc.subject | Cú sốc kinh tế vĩ mô | en |
dc.subject | Macroeconomic shocks | en |
dc.title | Rủi ro hệ thống của ngân hàng Việt Nam và các cú sốc kinh tế vĩ mô | en |
dc.type | Master's Theses | en |
item.languageiso639-1 | vi | - |
item.openairecristype | http://purl.org/coar/resource_type/c_18cf | - |
item.cerifentitytype | Publications | - |
item.grantfulltext | reserved | - |
item.openairetype | Master's Theses | - |
item.fulltext | Full texts | - |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.