Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55589
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Dr. Vũ Thành Tự Anh | en |
dc.contributor.author | Nguyễn Thị Hồng Dung | en |
dc.date.accessioned | 2017-10-13T01:36:33Z | - |
dc.date.available | 2017-10-13T01:36:33Z | - |
dc.date.issued | 2017 | - |
dc.identifier.other | Barcode: 1000003482 | - |
dc.identifier.uri | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025438~S1 | - |
dc.identifier.uri | http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55589 | - |
dc.description | Public Policy = Chính sách công | en |
dc.description.abstract | Một tỷ lệ lớn người lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc, bất chấp việc chính quyền hai nước đặt ra các quy định nhằm giảm thiểu và xử phạt những trường hợp này. Mặc dù giai đoạn nghiên cứu được giới hạn trong vòng 5 năm từ 2009 đến 2013 do hạn chế về số liệu, nhưng những phát hiện có thể giải thích cho một hiện tượng đã tồn tại qua một thời gian dài và chưa có hướng giải quyết. Những phân tích trong bài nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hệ quả tỷ lệ lao động bất hợp pháp cao đến từ cả ba phía: chủ lao động Hàn Quốc, người lao động Việt Nam và chính quyền hai nước. Sử dụng lý thuyết trò chơi làm công cụ để mô hình hóa hiện tượng này, đề tài chỉ ra động cơ kinh tế của các bên cùng với những lỗ hổng thể chế hiện tại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rất nhiều lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đang làm việc bất hợp pháp. Chủ lao động là tác nhân tạo nên nhu cầu đối với lao động bất hợp pháp. Nếu chủ lao động tuyển lao động bất hợp pháp, phản ứng tốt nhất của người lao động là làm việc và cư trú bất hợp pháp. Nếu người lao động làm việc và cư trú bất hợp pháp, phản ứng tốt nhất của chủ lao động là tuyển lao động bất hợp pháp Đề tài thực hiện ước tính lợi ích của hai bên dựa trên xác suất bị bắt, các hình phạt và lợi ích hàng tháng. Các kết luận về bài toán cho thấy chủ lao động chỉ cần thuê tuyển 01 lao động bất hợp pháp trong vòng 0,7 ngày, lợi hơn ích của anh ta sẽ lớn hơn khi không thuê tuyển, cho dù người lao động đó có bị phát hiện hay không. Người lao động cũng sẽ đạt đến điểm hòa vốn sau khi làm việc bất hợp pháp một thời gian không quá dài là 5,6 tháng. Chính phủ Hàn Quốc do chịu sức ép từ khu vực doanh nghiệp và áp lực thiếu lao động trong nước, không thể mạnh tay với các chủ lao động vi phạm. Các cơ quan liên quan phía Việt Nam cũng không thể giải quyết triệt để do thiếu cơ sở và biện pháp để cưỡng chế, bên cạnh thực tế là nhu cầu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc vẫn rất lớn. Trạng thái cân bằng của trò chơi là điểm “tuyển; trốn” của chủ lao động và người lao động chính là câu trả lời cho hiện tượng hàng loạt lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc. Để giải quyết tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc, đề tài khuyến nghị các biện pháp khắc phục những điểm yếu về thể chế để từ đó làm giảm động cơ kinh tế của các bên. Thứ nhất, chính phủ Việt Nam có thể xác lập lại vị thế khi đàm phán và gây sức ép ngược lại với chính phủ Hàn Quốc trong việc xử lý tình trạng này, tránh thế bị động như hiện nay. Theo đó, hướng xử lý hiệu quả nhất là đề nghị chính phủ Hàn Quốc kiên quyết trong việc xử lý các chủ lao động Hàn Quốc thuê tuyển người bất hợp pháp, cụ thể là tăng xác suất bị bắt và chế tài xử phạt, thay vì hướng vào người lao động Việt Nam như hiện nay. Xác suất này có thể được tăng bằng cách quy định bắt buộc người lao động bất hợp pháp khi bị bắt phải khai ra chủ tuyển dụng của gười lao động là làm việc và cư trú bất hợp pháp. Nếu người lao động làm việc và cư trú bất hợp pháp, phản ứng tốt nhất của chủ lao động là tuyển lao động bất hợp pháp Đề tài thực hiện ước tính lợi ích của hai bên dựa trên xác suất bị bắt, các hình phạt và lợi ích hàng tháng. Các kết luận về bài toán cho thấy chủ lao động chỉ cần thuê tuyển 01 lao động bất hợp pháp trong vòng 0,7 ngày, lợi hơn ích của anh ta sẽ lớn hơn khi không thuê tuyển, cho dù người lao động đó có bị phát hiện hay không. Người lao động cũng sẽ đạt đến điểm hòa vốn sau khi làm việc bất hợp pháp một thời gian không quá dài là 5,6 tháng. Chính phủ Hàn Quốc do chịu sức ép từ khu vực doanh nghiệp và áp lực thiếu lao động trong nước, không thể mạnh tay với các chủ lao động vi phạm. Các cơ quan liên quan phía Việt Nam cũng không thể giải quyết triệt để do thiếu cơ sở và biện pháp để cưỡng chế, bên cạnh thực tế là nhu cầu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc vẫn rất lớn. Trạng thái cân bằng của trò chơi là điểm “tuyển; trốn” của chủ lao động và người lao động chính là câu trả lời cho hiện tượng hàng loạt lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc. Để giải quyết tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc, đề tài khuyến nghị các biện pháp khắc phục những điểm yếu về thể chế để từ đó làm giảm động cơ kinh tế của các bên. Thứ nhất, chính phủ Việt Nam có thể xác lập lại vị thế khi đàm phán và gây sức ép ngược lại với chính phủ Hàn Quốc trong việc xử lý tình trạng này, tránh thế bị động như hiện nay. Theo đó, hướng xử lý hiệu quả nhất là đề nghị chính phủ Hàn Quốc kiên quyết trong việc xử lý các chủ lao động Hàn Quốc thuê tuyển người bất hợp pháp, cụ thể là tăng xác suất bị bắt và chế tài xử phạt, thay vì hướng vào người lao động Việt Nam như hiện nay. Xác suất này có thể được tăng bằng cách quy định bắt buộc người lao động bất hợp pháp khi bị bắt phải khai ra chủ tuyển dụng của mình. Thứ hai, cần phải giảm thu nhập kỳ vọng của người lao động Việt Nam bằng cách tăng khả năng bị bắt, hình phạt khi vi phạm và cưỡng chế thực hiện mạnh mẽ hơn so với hiện nay. Ngoài ra, đối với việc tuyển dụng lao động, không nên tuyển tập trung ở một địa phương hay một khu vực cục bộ nào đó quá nhiều để làm tăng chi phí bỏ trốn của người lao động. Cuối cùng, các cơ quan chức năng cần có biện pháp mở rộng thị trường XKLĐ hoặc ngừng đưa người sang những quốc gia có thị trường chợ đen về lao động. | en |
dc.format.medium | 63 tr. | en |
dc.language.iso | vi | en |
dc.publisher | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | - |
dc.subject | Lực lượng lao động | en |
dc.subject | Labor force | en |
dc.subject | Mô hình lý thuyết trò chơi | en |
dc.subject | Modeling game theory | en |
dc.subject | Investment planning | - |
dc.subject | Kế hoạch đầu tư | - |
dc.title | Hiện tượng lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ cách tiếp cận lý thuyết trò chơi | en |
dc.type | Master's Theses | en |
item.openairecristype | http://purl.org/coar/resource_type/c_18cf | - |
item.grantfulltext | reserved | - |
item.cerifentitytype | Publications | - |
item.fulltext | Full texts | - |
item.openairetype | Master's Theses | - |
item.languageiso639-1 | vi | - |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.