Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55632
Title: | Ảnh hưởng của năng lực nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào | Author(s): | Sattakoun Vannasinh | Advisor(s): | Dr. Ngô Quang Huân Dr. Ngô Thị Ánh |
Keywords: | Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Small and medium-size enterprise; Khởi nghiệp; Năng lực nhà khởi nghiệp; Môi trường khởi nghiệp; Lào | Abstract: | Luận án đã hệ thống hóa khung lý thuyết, nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực của nhà khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nghiên cứu trước đó, kết hợp đúc rút thực tiễn, tác giả đề xuất quan niệm về năng lực của nhà khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về hiệu quả kinh doanh và dựa vào nguồn số liệu cập nhật có chọn lọc, luận án đã đánh giá ảnh hưởng của năng lực của nhà khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Qua phân tích thực trạng, luận án đã đưa ra các nhận xét, đánh giá những thành tựu, hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Kết quả nghiên cứu định tính của luận án thông qua xây dựng bảng hỏi nghiên cứu, luận án đã làm tăng cơ sở khoa học cho các nhận định và luận điểm mà luận án đề cập. Kết quả nghiên cứu định lượng thông qua sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng, luận án đã ước lượng mô hình nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập từ mẫu khảo 2 sát của 524 doanh nghiệp và xác định được các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Kết quả nghiên cứu của luận án còn là cơ sở đề xuất các kiến nghị để điều chỉnh chính sách Nhà nước nhằm cải thiện môi trường khởi nghiệp và hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Nghiên cứu cũng cung cấp hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực của nhà khởi nghiệp, giúp các nhà khởi nghiệp thấy được những năng lực chính cần phải cải thiện để giúp doanh nghiệp của mình hoạt động hiệu quả hơn. Luận án đã vạch ra các quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu, khả thi phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp nghiên cứu nhằm phát huy ưu thế, năng lực và nâng cao hiệu quả hoạt động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Phương pháp và kết quả nghiên cứu của luận án có thể đóng góp hữu ích và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp khác (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài….). Kết quả kiểm định các thang đo đều có độ tin cậy và giá trị hội tụ cao đã góp phần vào việc đo lường tác động từ năng lực của nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Kết quả nghiên cứu này khẳng định vấn đề, khi nghiên cứu về mối qua hệ giữa năng lực của nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp có thể đo lường bằng các câu hỏi hành vi thông qua Likert từ các ý kiến của nhà khởi nghiệp thay vì đo lường khách quan bằng kết quả tài chính. Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu của nghiên cứu (giải thích được 60,7%), cũng như việc chấp nhận các giả thuyết đưa ra trong mô hình nghiên cứu này đã chỉ ra những ý nghĩa thiết thực cho các nhà khởi nghiệp cũng như cơ quan quản lý, điều hành chính sách. Nghiên cứu này đã xác định được mức độ tác động của từng nhân tố cấu thành năng lực của nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào: (1) năng lực khởi nghiệp, (2) Năng lực quản trị và kinh doanh, (3) Năng lực nhân sự, (4) Năng lực nhận thức và quan hệ, (5) Sự tiếp cận các nguồn lực tài chính, (6) Chính sách hỗ trợ của chính phủ, (7) Việc tiếp cận các tổ chức đào tạo và phát triển, (8) Việc tiếp cận thị trường. Kết quả nghiên cứu đã xác định được thứ tự ưu tiên của các thành phần trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể, năng lực quản trị và kinh doanh là yếu tố tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, điều này cũng cho thấy thực tế khả năng quản trị của nhà khởi nghiệp được quan tâm do sự biến động ngày càng phức tạp của thị trường. Riêng yếu tố văn hóa thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp không có ý nghĩa thống kê (sig. = 0,333). Điều này cũng phù hợp với tìn hình thực tế tại Lào, do văn hóa Lào không khuyến khích đàn ông khởi nghiệp kinh doanh mà khuyến khích phụ nữ và người nước ngoài khởi nghiệp kinh doanh. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chưa có các biện pháp tích cực và hiệu quả nhằm động viên, hỗ trợ nhà khởi nghiệp nên sự nhận thức của người dân về khởi nghiệp kinh doanh còn hạn chế. Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã giải quyết được khe hổng nghiên cứu khi phối hợp việc tiếp cận từ yếu tố năng lực của nhà khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào. Nó cho thấy một cái nhìn khái quát từ năng lực của nhà khởi nghiệp, sự tác động của môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ. | Issue Date: | 2017 | Publisher: | Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh | Description: | Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh | URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025592~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55632 |
Appears in Collections: | DISSERTATIONS |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.