Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55634
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Lê Thị Lanhen
dc.contributor.authorHuỳnh Đức Trườngen
dc.date.accessioned2017-10-18T01:31:54Z-
dc.date.available2017-10-18T01:31:54Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000002689-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1025464~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55634-
dc.descriptionChuyên ngành: Tài chính - Ngân hàngen
dc.description.abstractTrên cở sở khung lý thuyết về rủi ro giá xăng dầu, phương pháp nghiên cứu đo lường rủi ro biến động giá cũng như các kết quả thực nghiệm bằng một số phương pháp đểđối chiếu, đánh giá và đưa ra kết luận về việc phương pháp nào có thể đo lường tốt nhất theo đặc điểm biến động của chuỗi giá xăng dầu theo thời gian, luận án đã mạnh dạn đưa ra các hàm ý về chính sách và một số kiến nghị. Những kết quả nghiên cứu có tính mới luận án đã mang lại là: (1) Mô hình VaR áp dụng trên thị trường tài chính cùng với thị trường hàng hóa (commodity) quốc tế nói chung và thị trường xăng dầu nói riêng, đã có sự phát triển nhanh chóng trên thế giới trong hơn hai thập niên qua. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình VaR vào việc quản trị rủi ro tài chính ở Việt Nam chỉ mới phát triển trong những năm gần đây. Thực tế hiện nay cho thấy, bước đầu chỉ mới có các ngân hàng và một vài công ty chứng khoán đang nghiên cứu, áp dụng và chưa thấy áp dụng trong khu vực kinh doanh xăng dầu (cụ thể là các đầu mối nhập khẩu xăng dầu). Luận án này nghiên cứu áp dụng mô hình VaR vào kinh doanh xăng dầu có thể xem là bước khởi đầu giúp cho sự hiểu biết về VaR đối với thị trường xăng dầu của Việt Nam thông qua giá Platts Singapore ngày càng rõ nét hơn. Do vậy, trong thời gian sớm nhất, mô hình VaR không những chỉ được nghiên cứu áp dụng vào lĩnh vực ngân hàng mà còn được áp dụng vào hoạt động kinh doanh xăng dầu. Đó cũng là bước tiến tất yếu để tiệm cận đến sự hội nhập của các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối xăng dầu trong chương trình quản lý rủi ro tài chính, bắt kịp xu hướng của các nước phát triển trên thế giới. (2) Mô hình VaR mà luận án đã thực hiện khảo sát gắn liền với phân phối sai số tổng quát (GED), phản ánh tính bất đối xứng thông tin và đuôi dày của chuỗi dữ liệu giá xăng dầu đã mô tả khá phù hợp với đặc điểm biến động của thị trường xăng dầu theo định giá Platts Singapore. Mô hình có thể được áp dụng trong công tác quản trị rủi ro tài chính dưới góc độ đo lường một cách tốt nhất độ biến động của giá cả xăng dầu. Hơn thế nữa, như một hệ quả, luận án còn kỳ vọng sẽ có thể sử dụng mô hình này để dự báo giá xăng dầu trong ngắn hạn, giúp công việc quản trị rủi ro và dự báo giá xăng dầu của doanh nghiệp ngày càng có cơ sở về mặt định lượng và khoa học hơn. Đồng thời, phù hợp với đặc điểm biến động của thị trường, ngoài yếu tố kinh tế giá cả xăng dầu còn bị chi phối bởi tác nhân chủ quan của người ra quyết định. Do vậy, mô hình VaR mà luận án đề xuất để đo lường rủi ro biến động giá xăng dầu đã khái quát được hành vi của thị trường dầu mỏ thông qua các tham số từ mô hình TGARCH. (3) Với nghiên cứu trong mô hình VaR, luận án còn nghiên cứu đến điểm gãy cấu trúc trong phương trình phương sai. Trong các nghiên cứu chuỗi dữ liệu tài chính nói chung và chuỗi dữ liệu giá xăng dầu nói riêng của một số tác giả trên thế giới, việc nghiên cứu điểm gãy cấu trúc thường đưa vào biến giả dưới hình thức mô tả thông qua phương trình trung bình. Riêng việc nghiên cứu điểm gãy cấu trúc dưới hình thức mô tả thông qua phương trình phương sai phản ánh độ biến động thì số lượng còn hạn chế, nhất là trong giới nghiên cứu học thuật và thực nghiệm của Việt Nam chưa thấy phổ biến. Đồng thời, nếu có việc nghiên cứu đưa vào phương trình phương sai hầu hết đều sử dụng thuật toán ICSS để xác định điểm gãy cấu trúc. Việc xác định điểm gãy cấu trúc trong phương trình phương sai bằng kiểm định Bai-Perron test (2003a) theo hiểu biết của tác giả chưa thấy công bố ở Việt Nam. (4) Nghiên cứu rủi ro cần chú ý đến cả 2 mặt của vấn đề là rủi ro phi hệ thống và rủi ro hệ thống. Rủi ro phi hệ thống phản ảnh rủi ro riêng lẻ, đặc thù riêng của một tài sản hoặc một danh mục tài sản, nhưng rủi ro của một tài sản hoặc một danh mục tài sản ngoài việc chịu sự tác động bởi rủi ro phi hệ thống và còn bị tác động bởi rủi ro hệthống. Việc nghiên cứu mô hình VaR với phương pháp TGARCH-GED chỉ mới phản ánh rủi ro phi hệ thống. Do đó luận án đã khảo sát rủi ro hệ thống bằng cách đưa vào mô hình MGARCH và Copula để xác định hiệu ứng lây lan, sự tương tác giữa thị trường Platts Singapore với thị trường WTI và Brent. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn và sự phán đoán về rủi ro của một sản phẩm xăng dầu cụ thể ở thị trường Platts Singapore đầy đủ hơn qua cách tiếp ận định tính để có thể dự báo khi quan sát sự biến động của thị trường WTI và Brent. Đồng thời, qua nghiên cứu mô hình họ copula, luận án cũng có một phát hiện khá thú vị sự phụ thuộc của giá Platts Singapore vào thị trường Brent mạnh hơn là WTI. Điều này khác với cách suy nghĩ và phán đoán hiện nay trong giới các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khi cho rằng WTI tác động mạnh hơn so với Brent. (5) Về mặt kỹ thuật kinh tế lượng, trên thế giới trong 10 năm gần đây, việc nghiên cứu tính phụ thuộc, hiệu ứng lây lan thông qua mô hình copula đã phát triển một cách nhảy vọt, do nó xác định được mô hình phân phối đồng thời trên cơ sở các chuỗi phi tuyến, bất đối xứng và đuôi dày. Việc nghiên cứu áp dụng mô hình copula vào đánh giá hiệu ứng lây lan ở Việt Nam rất thiếu vắng. Trong hai năm gần đây, chỉ có một vài bài nghiên cứu của một số tác giả cho thị trường chứng khoán và vàng, nhưng đối với thị trường xăng dầu hầu như chưa có. Do đó, luận án kỳ vọng mở ra một trang mới trong việc nghiên cứu áp dụng mô hình copula tại Việt Nam trên các thị trường nói chung và thị trường xăng dầu nói riêng ở Việt Nam trong thời gian sắp đến nhằm tận dụng tính ưu việt của mô hình vào các quyết định tài chính.en
dc.format.medium192 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh-
dc.subjectThị trường xăng dầuen
dc.subjectPetrolium marketen
dc.subjectGiá cảen
dc.subjectPriceen
dc.titleRủi ro biến động giá và hiệu ứng lây lan trên thị trường xăng dầu Việt Namen
dc.typeDissertationsen
item.openairetypeDissertations-
item.cerifentitytypePublications-
item.grantfulltextreserved-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1vi-
Appears in Collections:DISSERTATIONS
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.