Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55708
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Nguyễn Hoàng Bảoen
dc.contributor.authorNguyễn Công Toànen
dc.date.accessioned2017-10-20T01:35:25Z-
dc.date.available2017-10-20T01:35:25Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000002706-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1025431~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55708-
dc.description.abstractNghiên cứu này nhằm xem xét tính bền vững của nợ công Việt Nam đồng thời tìm hiểu mối quan hệ giữa quy mô nợ và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những gợi ý và để xuất nhằm tăng hiệu quả sử dụng nợ cũng như nâng cao tính bền vững của nợ công Việt Nam. Nghiên cứu này đã cố gắng đưa ra nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm xem xét tính bền vững của nợ tại Việt Nam. Các phương pháp đánh giá bao gồm mô hình cây nhị phân của Manasse và Roubini, khung phân tích bền vững nợ của WB và IMF cùng mô hình nợ bền vững Jaime de Pinies đều cho thấy nợ của Việt Nam hiện vẫn đang an toàn. Tuy nhiên, từ việc mô phỏng các kịch bản nợ cho thấy để đảm bảo nợ của Việt Nam vẫn an toàn, ít nhất là đến năm 2023 thì Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu so với tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu dưới 4% hàng năm. Nếu làm được điều này Việt Nam không cần một khoản bảo lãnh về nợ cũng như không cần điều chỉnh cấu trúc tăng thêm bao nhiêu thu nhập hay cắt giảm bao nhiêu chi tiêu. Trong vài năm trở lại đây, tác động nợ công lên tăng trưởng là một đề tài thu hút rất nhiều quan tâm, từ góc độ nghiên cứu hàn lâm của các nhà kinh tế, cũng như từ góc độ hàm ý chính sách của chính phủ các quốc gia. Tuy nhiên các kết quả rất đa dạng và chưa thống nhất với nhau. Nghiên cứu này một lần nữa nhằm kiểm chứng mối quan hệ giữa nợ công đối với tăng trưởng trong trường hợp của Việt Nam giai đoạn 1990-2015. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy tồn tại mối quan hệ tuyến tính mang tác động tiêu cực giữa tỷ lệ nợ công và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng đã cố gắng kiểm chứng lý thuyết Debt Overhang với mối quan hệ phi tuyến giữa nợ và tăng trưởng trong bối cảnh Việt Nam, tuy nhiên kết quả ước lượng không cho thấy sự tồn tại của quan hệ phi tuyến này về mặt thống kê. Kết quả ước lượng cũng cho thấy đóng góp quan trọng của xuất khẩu và đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng. Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với tăng trưởng mà còn cả với tính an toàn của nợ công đặc biệt là nợ nước ngoài. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có thêm nhiều chính sách hơn nữa để thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Yếu tố lao động có tác động âm tới tăng trưởng cũng là một vấn đề cần quan tâm, cho thấy chính phủ cần quan tâm hơn đến việc phát triển vốn con người nhằm tăng năng suất lao động, cần có chính sách để tạo việc làm tránh tình trạng thất nghiệp đồng thời có chính sách phù hợp để đưa lao động từ các khu vực sản xuất có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn như công nghiệp, dịch vụ. Mặc dù còn nhiều giới hạn, nghiên cứu này cũng đã mở ra một số cách tiếp cận trong phân tích tính bền vững của nợ cũng như tác động của nợ lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.en
dc.format.medium81 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectTăng trưởng kinh tếen
dc.subjectPublic debten
dc.subjectNợ côngen
dc.subjectEconomic growthen
dc.subjectKế hoạch đầu tư-
dc.subjectInvestment planning-
dc.titleĐánh giá tính bền vững của nợ công và mối quan hệ giữa nợ với tăng trưởng kinh tế tại Việt Namen
dc.typeMaster's Thesesen
ueh.specialityDevelopment Economics = Kinh tế phát triển-
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1vi-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.grantfulltextreserved-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.cerifentitytypePublications-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.