Title: | Cải thiện sinh kế cho hộ dân xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông khi phải di dời do dự án thủy điện Đồng Nai 3 |
Author(s): | Đặng Thị Thu Vân |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Văn Giáp |
Keywords: | Sinh kế; Livelihood; Tái định cư; Resettlement; Investment planning; Kế hoạch đầu tư |
Abstract: | Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh người dân xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải di dời cả xã đến nơi ở mới TĐCĐC để nhường chỗ cho công trình Thủy điện Đồng Nai 3. Người dân về nơi ở mới đã hơn 6 năm với nhà xây mới, cơ sở hạ tầng tốt hơn, đi lại gần trung tâm huyện hơn nhưng vấn đề đền bù cho người dân vẫn chưa được giải quyết xong và người dân bị động trông chờ chính sách hỗ trợ Nhà nước. Kết quả nghiên cứu đề tài dựa trên khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 1999) phân tích năm yếu tố của nguồn vốn sinh kế nhằm đánh giá những trở ngại trong việc cải thiện sinh kế của các hộ dân. Với 85% hộ nghèo có trình độ dân trí thấp có lối sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên khi tài nguyên thiên nhiên không còn ưu đãi cho họ cộng thêm cách chi tiêu không hợp lý nên tiền đền bù phần lớn tiêu hết và bị động trong chiến lược sinh kế để duy trì cuộc sống của mình. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề ra một số nhóm giải pháp để cải thiện sinh kế các hộ dân: Thứ nhất, Nhóm chính sách về nguồn vốn con người: động viên trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường, quan tâm giáo dục với nữ giới, thực hiện KKHGĐ, tăng đào tạo nghề nông thôn và định hướng đầu ra sau khi học xong. Thứ hai, Nhóm chính sách về nguồn vốn tự nhiên: đảm bảo đền bù thỏa đáng cho người dân về đất đai và quan tâm nguồn nước tưới cho người dân. Thứ ba, Nhóm chính sách về nguồn vốn tài chính: hướng dẫn người dân cách chi tiêu hợp lý, cách tiết kiệm tiền cho tương lai và luôn theo dõi giám sát sử dụng vốn vay của bà con để phát huy được hiệu quả kinh tế. Thứ tư, Nhóm chính sách về nguồn vốn vật chất: đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân và xây dựng chợ nông thôn để người dân có điều kiện trao đổi hàng hóa tạo thêm việc làm cho người dân và hạn chế được tình trạng tăng giá khi cả xã chỉ phụ thuộc vào các quầy tạp hóa. Thứ năm, Nhóm chính sách về nguồn vốn xã hội: tăng cường vai trò của hội nông dân và lịch họp thôn cần được thông báo cụ thể đến từng hộ. Thứ sáu, Các khuyến nghị với Chính quyền khi phải di dân làm công trình thủy điện: thực hiện điều tra xã hội học để đạt được sự đồng thuận của người dân trước khi triển khai dự án thủy điện, bên cạnh đó đạo đức nghề nghiệp với người làm công tác TĐCĐC là vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của người dân nên cần có các biện pháp răn đe, xử lý nghiêm khi vi phạm và để tránh thất thoát tiền đền bù, đền bù sai đối tượng cần có các quy định cụ thể, rõ ràng, nhất quán giữa các cấp chính quyền. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Public Policy = Chính sách công |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025538~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55729 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|