Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55732
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Lê Việt Phúen
dc.contributor.authorPhạm Chí Hiếuen
dc.date.accessioned2017-10-20T07:37:57Z-
dc.date.available2017-10-20T07:37:57Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000003124-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1025580~S8-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55732-
dc.descriptionPublic Policy = Chính sách côngen
dc.description.abstractTrong định hướng phát triển của Việt Nam nhằm hướng đến thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, việc nâng cao và cải thiện chất lượng thể chế, hay quản trị và hành chính công hiện nay là tất yếu. Trong quá trình đó, một hệ thống đánh giá trung thực, khách quan để làm thước đo chất lượng thể chế vô cùng quan trọng. Hiện nay, với sự hợp tác của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cùng Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES) và Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đã được triển khai rộng khắp 63 tỉnh thành, là đại diện cho phản ánh của người dân đối với dịch vụ hành chính công cấp cơ sở tại địa phương từ 2011 đến nay. Kết quả tổng hợp sau năm năm đã có những phản ánh khá bất ngờ khi những địa phương có kinh tế phát triển mạnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu hay Bình Dương lại rơi vào nhóm có chỉ số thấp và giảm điểm. Ở góc khác, nhóm địa phương ít nổi bật về kinh tế hơn vẫn giữ vững điểm cao về quản trị hành chính công là Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Nam Định và Long An. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá liệu thang đo của bộ chỉ số PAPI có thật sự phản ánh chất lượng quản trị và hành chính công ở các địa phương từ phía người dân hiện nay không. Kết quả cho thấy những phát hiện chính như sau: (i) Chỉ số PAPI đại diện cho chất lượng thể chế, đã không phản ánh tương quan đồng nhất với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong thời gian qua (ii) Kết quả phân tích mẫu khảo sát cho thấy sự khác biệt về nhân khẩu học và đặc điểm của người khảo sát giữa nhóm tỉnh thành có điểm PAPI cao và nhóm tỉnh thành có điểm PAPI thấp. Cụ thể những người được khảo sát là chủ hộ/nam/học vấn cao/dân tộc Kinh/thành thị/có trực thuộc đoàn thể hay là Đảng viên, hoặc đang công tác tại chính quyền địa phương/đảng bộ địa phương/ mặt trận tổ quốc địa phương sẽ có điểm trả lời cao hơn nhóm còn lại. Cơ cấu mẫu khảo sát cho thấy tỉnh thành nào có tỷ lệ cá nhân thuộc các đối tượng trên càng nhiều thì điểm đánh giá PAPI càng cao. Ngoài ra, nhóm tỉnh thành có điểm PAPI cao có tỷ lệ người khảo sát cảm nhận tình trạng kinh tế khả quan cao hơn hai nhóm tỉnh thành còn lại. Như vậy các tổ chức thực hiện PAPI cần cải thiện vai trò đánh giá của Chỉ số PAPI với sứ mệnh chỉ số này đại diện tiếng nói người dân. Đầu tiên, cần được phổ biến hơn để nhiều người được biết và tiếp cận rộng rãi. Quan trọng hơn, cơ cấu mẫu khảo sát cần được thực hiện cân bằng và tương đồng ở các địa phương để kết quả thu được phản ánh thật sự đúng đắn và khách quan nhất.en
dc.format.medium61 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectTăng trưởng kinh tếen
dc.subjectEconomic growthen
dc.subjectHành chính côngen
dc.subjectPublic managementen
dc.titleTương quan của chất lượng quản trị và hành chính công PAPI đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thànhen
dc.typeMaster's Thesesen
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1vi-
item.grantfulltextreserved-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.openairetypeMaster's Theses-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.