Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55830
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Ngọc Hùng | en |
dc.contributor.advisor | Dr. Phạm Quốc Hùng | en |
dc.contributor.author | Phạm Duy Linh | en |
dc.date.accessioned | 2017-10-27T07:24:13Z | - |
dc.date.available | 2017-10-27T07:24:13Z | - |
dc.date.issued | 2017 | - |
dc.identifier.other | Barcode: 1000002425 | - |
dc.identifier.uri | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025395~S1 | - |
dc.identifier.uri | http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55830 | - |
dc.description | Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng | en |
dc.description.abstract | Nghiên cứu nhằm giải đáp các câu hỏi: chất lượng thể chế có góp phần cải thiện tăng trưởng TFP hay không, chất lượng thể chế, tăng trưởng TFP và sự tương tác của chúng có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, có sự khác biệt nào về mối quan hệ giữa chất lượng thể chế với tăng trưởng TFP và giữa chất lượng thể chế, tăng trưởng TFP với tăng trưởng kinh tế tại các nhóm quốc gia đang phát triển có đặc điểm tương đồng về thu nhập bình quân? Kết quả nghiên cứu như sau: (1) Tại mô hình ước lượng thứ nhất: đối với biến giải thích chính là chất lượng thể chế, kết quả cho thấy tất cả sáu biến dẫn xuất đều tác động dương có ý nghĩa tới tăng trưởng TFP ở mẫu gộp, mẫu các quốc gia thu nhập trung bình khá. Một khác biệt so với mẫu gộp được ghi nhận đó là tại mẫu các quốc gia thu nhập trung bình thấp thì sáu chỉ số đại diện chất lượng thể chế lại có tác động âm ý nghĩa đến tăng trưởng TFP. Điều này khá phù hợp với tình hình thực tế cho thấy đây là nhóm quốc gia có điểm đánh giá chất lượng thể chế rất thấp, vì vậy nó trở thành rào cản đối với các hoạt động của nền kinh tế dẫn tới không có tác động tích cực trong việc thúc đẩy gia tăng năng suất yếu tố sản suất; (2) Tại mô hình ước lượng thứ hai: Đối với ba biến giải thích chính, kết quả cho thấy sự nhất quán tại mẫu gộp khi chất lượng thể chế, tăng trưởng TFP và biến tương tác đều có tác động dương ý nghĩa đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong cả sáu ước lượng. Phát hiện có tính nhất quán này góp phần củng cố lý thuyết về vai trò của thể chế và TFP đối với tăng trưởng kinh tế, đồng thời giữa chúng còn có mối quan hệ tạo ra thêm một hiệu ứng dương đến tăng trưởng. (3) Kiểm tra tính vững của mô hình: Kết quả phân tích khi sử dụng chỉ số bình quân của sáu chỉ số đánh giá chất lượng thể chế khi ước lượng bằng phương pháp D-GMM cho thấy các biến nghiên cứu chính tại hai mô hình trên đều ra kết quả tương tự. Từ những phát hiện trong hai mô hình ước lượng trên cùng với việc kiểm tra tính vững thông qua hai phương pháp khác nhau có thể nhận định, chất lượng thể chế có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng TFP từ đó tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời nó cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng. | en |
dc.format.medium | 222 tr. | en |
dc.language.iso | vi | en |
dc.publisher | Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh | - |
dc.subject | Tăng trưởng kinh tế|zViệt Nam | en |
dc.subject | Economic growth | en |
dc.subject | Việt Nam | en |
dc.subject | Vietnam | en |
dc.title | Thể chế, năng suất yếu tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu các quốc gia đang phát triển | en |
item.grantfulltext | reserved | - |
item.fulltext | Full texts | - |
item.languageiso639-1 | vi | - |
Appears in Collections: | DISSERTATIONS |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.