Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55835
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Nguyễn Thị Ngọc Trangen
dc.contributor.authorNguyễn Hữu Tuấnen
dc.date.accessioned2017-10-27T08:15:53Z-
dc.date.available2017-10-27T08:15:53Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000000903-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1025354~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55835-
dc.descriptionFinance - Banking = Tài chính - Ngân hàngen
dc.description.abstractLuận án thực hiện với mục tiêu tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về hiệu lực CSTT ở Việt Nam thông qua đo lường truyền dẫn lãi suất bán lẻ và tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng. Để đạt mục đích nghiên cứu, Luận án thực hiện các kiểm chứng thực nghiệm bao gồm: Kiểm chứng mối quan hệ cân bằng giữa lãi suất chính sách và lãi suất bán lẻ theo lý thuyết đồng liên kết. Luận án thực các kiểm chứng để kết luận có hay không ảnh hưởng thay đổi cấu trúc đến hiệu lực CSTT và ảnh này làm tăng hay giảm hiệu lực CSTT. Bằng cách kiểm chứng tốc độ điều chỉnh và thời gian điều chỉnh trung bình khi lãi suất bán lẻ lệch khỏi mối quan hệ cân bằng, Luận án sẽ phát hiện có hay không điều chỉnh bất cân xứng lãi suất bán lẻ ở Việt Nam. Cuối cùng, mô hình định giá cho biết lãi suất bán lẻ một phần phụ thuộc vào lãi suất chính sách, phần khác phụ thuộc vào các yếu tố nội tại của NHTM. Luận án sử dụng mô hình thiết lập lãi cận biên để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về bản thân. Luận án đã thực hiện các phân tích đo lường hệ số số truyền dẫn lãi suất bán lẻ và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam. Một số kết luận: (1) Qua các mô hình thực nghiệm, Luận án tìm thấy lãi suất bán lẻ và lãi suất chính sách có mối quan hệ đồng liên kết. Các hệ số truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ nhỏ hơn 1 trong mức ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý rằng truyền dẫn lãi suất bán lẻ không hoàn toàn. (2) Các mô hình thực nghiệm cũng giúp Luận án phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam. Đầu tiên, giai đoạn tăng minh bạch CSTT có tác động làm tăng hệ số truyền dẫn lãi suất bán lẻ. Điều này có nghĩa minh bạch CSTT làm tăng hiệu lực CSTT. Trong khi đó, đô la hóa cao có ảnh hưởng ngược chiều đến hệ số truyền dẫn lãi suất bán lẻ. Nghĩa là, khi hiện tượng đô la hóa tăng lên hiệu lực kênh truyền dẫn lãi suất sẽ giảm xuống. (3) Luận án cũng tìm ra bằng chứng cho thấy tồn tại điều chỉnh bất cân xứng lãi suất bán lẻ. Các kiểm định cho thấy giả thuyết hành vi thỏa hiệp định giá và hành vi người tiêu dùng cùng tồn tại ở Việt Nam. (4) Ngoài lãi suất chính sách, phân tích các yếu tố quyết định lãi cận biên đã giúp Luận án có thêm bằng chứng giải thích hành vi điều chỉnh lãi suất bán lẻ. Ngoài các yếu tố được đề cập trong mô hình của Maudos & Solisa (2009), Nghiên cứu còn xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập phi truyền thống và lãi cận biên ở hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM Việt Nam đã thực hiện chiến lược tài trợ chéo. Tuy nhiên mô hình thực nghiệm cũng chỉ ra mối quan hệ này là phi tuyến (dạng chữ U). Khi hoạt động phi truyền thống tăng cao quá ngưỡng trong khoảng 1.05-1.40% rủi ro của chiến lược này lớn hơn nên thu nhập phi truyền thống không thể tài trợ chéo cho hoạt động cho vay truyền thống. (5) Về học thuật, với các kết quả đạt được từ mô hình thực nghiệm, Luận án đã bổ sung vào khoảng trống các tranh luận còn thiếu về truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam, một điển hình của các nền kinh tế chuyển đổi đang trong giai đoạn phát triển. Luận án đã bổ sung thêm tranh luận ảnh hưởng của minh bạch CSTT, ảnh hưởng của đô la hóa đến hiệu lực CSTT. Khi vận dụng mô hình thiết lập lãi cận biên giải thích ảnh hưởng của các yếu tố ngoài lãi suất chính sách đến điều chỉnh lãi suất bán lẻ, Luận án đã phát triển và kiểm chứng giả thuyết mối quan hệ phi tuyến giữa lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống. Với phát hiện mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập ngoài lãi vay với lãi cận biên theo dạng chữ U, điều này hàm ý rằng nếu các NHTM tăng các hoạt động ngoài lãi vay quá mức sẽ không giúp các NHTM giảm lãi suất cho vay như giả thuyết tài trợ chéo mà ngược lại. Hiệu ứng phi tuyến dạng chữ U tìm thấy trong hệ thống NHTM Việt Nam cho biết lãi suất cho vay sẽ tăng lên khi thực hiện hoạt động ngoài lãi vay quá mức. Từ đó, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách.en
dc.format.medium183 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh-
dc.subjectTài chínhen
dc.subjectFinanceen
dc.subjectTruyền dẫn lãi suấten
dc.subjectInterest rate transmistionen
dc.subjectNgân hàngen
dc.subjectBankingen
dc.subjectLãi suấten
dc.subjectInterest rateen
dc.titleTruyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của Ngân hàng thương mạien
dc.typeDissertationsen
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.languageiso639-1vi-
item.openairetypeDissertations-
Appears in Collections:DISSERTATIONS
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.