Title: | Đánh giá hiệu quả kinh tế ba mô hình nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang |
Author(s): | Dương Quốc Khởi |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Hoàng Bảo |
Keywords: | Sản xuất nông nghiệp; Agricultural production; Hiệu quả sản xuất; Production efficiency |
Abstract: | Đề tài hướng tới các mục tiêu: phân tích hiệu quả kinh tế ba mô hình nuôi tôm (tôm kết hợp với lúa, nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tôm thâm canh) vùng ảnh hưởng mặn tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang; xác định các yếu tố kinh tế, xã hội và kỹ thuật sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm của hộ gia đình trong vùng ảnh hưởng mặn; khuyến nghị các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Tác giả đưa ra khung phân tích và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan, đề tài sử dụng thống kê mô tả và kiểm định T-test trung bình 2 mẫu độc lập để so sánh hiệu quả kinh tế 30 giữa các mô hình nuôi tôm. Đồng thời, mô hình nghiên cứu định lượngcác yếu tố kinh tế, xã hội và kỹ thuật sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm của hộ gia đình trong vùng ảnh hưởng mặngồm có 10biến độc lập: Tuổi của chủ hộ (X1); Học vấn của chủ hộ (X2); Số vụ đã thả nuôi (X3); Quy mô hộ (X4); Diện tích đất sản xuất (X5); Loại đất (X6); Giao thông (X7); Tham gia tổ chức chính trị xã hội (X8); Ứng dụng kỹ thuật (X9); Mô hình canh tác (X10). Kích thước mẫu được xác định là 120 và kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình tôm thâm canh cho lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích cao nhất; Tiếp theo là mô hình lúa – tôm; cuối cùng là mô hình tôm quảng canh cải tiến. Lợi nhuận của mô hình tôm thâm canh cao hơn mô hình tôm quảng canh cải tiến 64,3 triệu đồng/ha/năm; Cao hơn mô hình tôm - lúa 60,1 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do các mô hình nuôi có chi phí khác nhau nên nếu xét về hiệu quả so với chi phí bỏ ra thì mô hình tôm - lúa là đạt hiệu quả cao nhất với tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 2,2 lần; Tiếp theo là mô hình tôm quảng canh cải tiến, đạt 1,5 lần; Cuối cùng là mô hình tôm thâm canh, đạt 1,1 lần. Có 4 yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các mô hình nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn gồm: Diện tích đất sản xuất (X5); Loại đất (X6); Giao thông (X7); Ứng dụng kỹ thuật (X9). Mô hình nghiên cứu giải thích được được 47,9% sự thay đổi lợi nhuận của hộ nuôi tôm. Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy, lợi nhuận của mô hình tôm thâm canh (D1) cao hơn các mô hình khác trung bình là 44,113 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận của mô hình lúa – tôm (D2) cao hơn mô hình quảng canh cải tiến trung bình là 1,989 triệu đồng/ha/năm. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Chuyên ngành: Quản lý kinh tế |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025171~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55848 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|