Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56362
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Nguyễn Hữu Lamen
dc.contributor.authorTrần Văn Namen
dc.date.accessioned2017-11-08T02:57:26Z-
dc.date.available2017-11-08T02:57:26Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000001220-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1024656~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56362-
dc.descriptionChuyên ngành : Quản trị Kinh doanhen
dc.description.abstractMục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự gắn kết người lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước thuộc lĩnh vực thông tin và Truyền thông tỉnh Đăk Nông. Tác giả đã lựa chọn ba đơn vị nòng cốt thuộc ngành để nghiên cứu là Sở Thông tin Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Đăk Nông. Tác giả đã tiến hành lược khảo các lý thuyết, tài liệu nghiên cứu liên quan đến gắn kết người lao động để xây mô hình cho nghiên cứu này. Mô hình được kiểm tra bởi 183 người lao động làm việc trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Tất cả dữ liệu được đưa vào xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Sau đó, tiến hành tinh lọc thang đo bằng cách đánh giá độ tin cậy Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy bội để kiểm tra mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy gắn kết của người lao động đối với các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành thông tin và truyền thông tỉnh Đăk Nông tương đối cao. Tuy nhiên đối tượng còn lại không thực sự gắn kết với tổ chức (19%), không thực sự gắn kết với công việc (15%) chiếm tỷ lệ không phải nhỏ. Điều này cho thấy việc tạo sự gắn kết người lao động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông chưa được tốt, có một khoảng trống giữa nhu cầu của người lao động với thực trạng hiện tại của tổ chức, cần phải lấp khoảng trống này để nâng cao mức độ gắn kết người lao động nhiều hơn nữa. Về Thang đo sử dụng trong nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo được sử dụng là đáng tin cậy (với tiêu chuẩn điểm cắt Cronbach's Alpha là 0.7) và có thể sử dụng cho nghiên cứu khác.Về các nhân tố ảnh hưởng đến gắn kết người lao động làm việc trong lĩnh vực thông tin và Truyền thông, kết quả nghiên cứu đã cho thấy có ba nhân tố ảnh hưởng đồng biến đến gắn kết người lao động với mức độ ảnh hưởng khác nhau gồm: Chất lượng đời sống công việc, Cơ hội tham gia và phát triển, Công việc có ý nghĩa. Để tăng cường mức độ gắn kết người lao động làm việc trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, trước hết cần phải tập trung cải thiện các nhân tố mức độ ảnh hưởng đến gắn kết người lao động là cao nhất và các biến quan sát có mức độ nhận thức thấp nhất. Theo đó, Công việc có ý nghĩa ảnh hưởng tích cực nhất đến Gắn kết người lao động. Điều này có nghĩa rằng nếu tổ chức nỗ lực tạo ra công việc có ý nghĩa đối với người lao động thì mức độ gắn kết của người lao động sẽ được nâng lên rất cao. Để nâng cao mức ý nghĩa của công việc các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông tỉnh Đăk Nông cần phải tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra mục tiêu chung đầy ý nghĩa và thu hút người lao động vào thực hiện mục tiêu này. Chất lượng đời sống công việc đóng vai trò thứ hai trong Gắn kết người lao động, điều này cho thấy đối với người lao động Chất lượng đời sống công việc càng cao thì họ càng gắn bó với tổ chức. Yếu tố Cơ hội tham gia và phát triển, mặc dù nhân tố này có ảnh hưởng thấp nhất trong ba nhân tố nhưng sự tồn tại của yếu tố này cũng hỗ trợ cho lập luận rằng Cơ hội tham gia và phát triển cần được xem xét như một yếu tố dự báo cho sự gắn kết của người lao động. Kết quả xác định sự khác biệt về gắn kết người lao động theo các nhóm khác nhau (giới tính, đơn vị làm việc,...) cho thấy có sự khác biệt về mức độ hài lòng của những người có giới tính khác nhau, cụ thể mức độ gắn kết của nữ giới cao hơn nam giới về mức độ gắn kết. Bên cạnh đó kết quả cũng cho thấy có sự khác nhau về mức độ gắn kết giữa các đơn vị làm việc trong đó những người làm việc ở Báo Đăk Nông có mức độ gắn kết cao nhất, kế đến là Đài Truyền hình và mức độ gắn kết thấp nhất là Sở Thông tin Truyền thông so với hai đơn vị còn lại.en
dc.format.medium74 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectHành chính côngen
dc.subjectPublic managementen
dc.subjectQuản trị nguồn nhân lựcen
dc.subjectHuman resouce managementen
dc.subjectGắn kết tổ chứcen
dc.subjectOrganizational cohensionen
dc.titleCác yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết người lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tỉnh Đăk Nôngen
dc.typeMaster's Thesesen
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.languageiso639-1vi-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.