Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56649
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Lê Văn Hưngen
dc.contributor.authorNgô Diễm Phúcen
dc.date.accessioned2018-01-04T03:40:38Z-
dc.date.available2018-01-04T03:40:38Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000002733-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1025815~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56649-
dc.descriptionChuyên ngành:Luật kinh tếen
dc.description.abstractNghiên cứu thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về tranh chấp lao động nói chung và thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về tranh chấp lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013 - 2015 cho thấy: Ngừng việc tập thể và tranh chấp lao động chủ yếu xảy ra tại các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt trong ngành chế biến thủy sản là những ngành đông công nhân lao động, làm công việc giản đơn, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tất cả các cuộc tranh chấp lao động xảy ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều không tuân theo các quy định của pháp luật, không qua hòa giải, vai trò của tổ chức Công đoàn ở cơ sở không được thể hiện. Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động chủ yếu là sự vi phạm quy định pháp luật lao động của người sử dụng lao động. Các yêu sách của người lao động tham gia ngừng việc tập thể chủ yếu là các yêu sách về tiền lương do tiền lương và thu nhập của người lao động quá thấp, không đáp ứng được mức sống tối thiểu cho cá nhân và gia đình người lao động; các quy định của pháp luật về lao động hiện hành còn bộc lộ nhiều bất cập, nhiều quy định còn chưa phù hợp, nhiều quy định còn chưa rõ ràng, thiếu tính khả thi, đặc biệt nhiều vấn đề mới phát chưa được điều chỉnh. Ngoài ra, sự hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của người lao động còn hạn chế do xuất thân từ nông thôn, trình độ văn hóa thấp, chưa có kỹ năng tay nghề, tác phong công nghiệp. Nguyên nhân từ hoạt động công đoàn cơ sở còn chưa hiệu quả, chưa thực sự độc lập, còn chịu ảnh hưởng từ phía người sử dụng lao động, chưa nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người lao động để kịp thời phản ánh, đối thoại với người sử dụng lao động, giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn có thể dẫn tranh chấp lao động. Nguyên nhân từ những khó khăn, vướng mắc dẫn đến hoạt động chưa thực sự hiệu quả từ phía các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng giải quyết tranh chấp lao động như khó khăn từ hòa giải viên lao động, Hội đồng hòa giải cơ sở, Hội đồng trọng tài lao động… dẫn đến việc các quy định của pháp luật về lao động chưa được thực hiện đầy đủ trong thực tế. Từ việc phân tích các nguyên nhân, đề tài đề xuất một số giải pháp để đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về tranh chấp lao động, nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động. Đó là các nhóm giải pháp đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý, nhóm giải pháp đối với người lao động, người sử dụng lao động, nhóm giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về lao động.en
dc.format.medium61 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectCông đoànen
dc.subjectGiải quyết tranh chấp lao độngen
dc.subjectLabor unionen
dc.titleVai trò của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mauen
dc.typeMaster's Thesesen
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1vi-
item.grantfulltextreserved-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.cerifentitytypePublications-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.