Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56819
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Nguyễn Việten
dc.contributor.authorNguyễn Hoàng Phương Linhen
dc.date.accessioned2018-01-22T04:08:27Z-
dc.date.available2018-01-22T04:08:27Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000002916-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1026275~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56819-
dc.description.abstractTừ việc phân tích bên trên, thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, tác giả đã ghi nhận được những ý kiến khách quan của các đối tượng được khảo sát về sự ảnh hưởng của các nhân tố lên hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp Nhật Bản có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, cho biết độ tin cậy của các thang đo, cụ thể ở đây là năm nhân tố ảnh hưởng. Thực tế kết quả thu được cho thấy độ tin cậy của thang đo dùng để đo lường các thành phần của năm nhóm nhân tố đều lớn hơn 0,6; điều này cũng đồng nghĩa với việc các thang đo đều phù hợp cho việc kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết: theo kết quả thu thập được từ bài nghiên cứu, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam bị tác động bởi năm nhân tố: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, và Giám sát. Dựa trên hệ số beta thu thập được, ta có thể rút ra được nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất là môi trường kiểm soát (β = 0,461), các nhân tố có mức ảnh hưởng tiếp theo từ mạnh đến yếu lần lượt là hoạt động kiểm soát (β = 0,309), đánh giá rủi ro (β = 0,272), giám sát (β = 0,147), và cuối cùng ảnh hưởng yếu nhất là nhân tố thông tin và truyền thông (β = 0,096). nay, thì việc giữ vững và phát triển đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị là vấn đề không hề đơn giản một chút nào. Tuy nhiên bên cạnh mục tiêu phát triển kinh doanh, gia tăng doanh số, thì công cuộc quản lý nội bộ cũng đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp; mà một trong số đó phải kể đến đó là hệ thống KSNB. Hệ thống KSNB đóng một vai trò khá quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam nói riêng. Việc xây dựng và triển khai được một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giúp hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra được những nhận định đúng đắn, những phương án giải quyết kịp thời và đúng đắn, nhằm hỗ trợ song song cho hoạt động kinh doanh cốt lõi một cách phù hợp và tốt nhất. Trải qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu, bài viết đã trình bày được một số vấn đề sau: - Trình bày về khái niệm KSNB, những ưu điểm và hạn chế của nó, cũng như trình bày về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. - Trình bày về báo cáo COSO 2013 cũng như lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của báo cáo COSO. - Tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi, sau đó tiến hành phân tích xử lý dữ liệu thu thập được về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam. - Nêu lên hạn chế và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam. Bài nghiên cứu cũng đã tiến hành khảo sát được một số các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề hoạt động kinh doanh khác nhau, và địa bàn hoạt động cũng khác nhau. Với đặc điểm chung của các đối tượng được khảo sát là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản – một đất nước tuy khá hiện đại về khoa học công nghệ cũng như nổi tiếng với sự cần cù chăm chỉ; tuy nhiên vẫn còn đâu đó dáng dấp của sự bảo thủ và đôi khi là cứng nhắc không cần thiết. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng nổi tiếng với việc luôn có những biện pháp và cách thức nhằm chuẩn bị và đối phó với rủi ro rất hay. Kết quả nghiên cứu thu được cũng hoàn toàn phù hợp khi mà nhân tố Môi trường kiểm soát và Hoạt động kiểm soát lần lượt là hai nhân tố tác động mạnh nhất lên tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam. Tác giả hy vọng với bài nghiên cứu này có thể góp phần vào việc nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nói riêng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản xuất nói chung tại các doanh nghiệp kể trên.en
dc.format.medium82 tr.en
dc.language.isoVietnameseen
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectQuản trị điều hànhen
dc.subjectExcutive managementen
dc.subjectKiểm soát nội bộen
dc.subjectInternal controlen
dc.titleNhững nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn các tỉnh phía Namen
dc.typeMaster's Thesesen
ueh.specialityAccounting = Kế toánen
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.languageiso639-1Vietnamese-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.