Title: | Các yếu tố tác động đến nợ công tại các nước Đông Nam Á |
Author(s): | Nguyễn Thiện Phước |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Ngọc Hùng |
Keywords: | Nợ công; Đông Nam Á; Public debt; Southest Asia |
Abstract: | Thông qua nghiên cứu này, một số kiến thức có liên quan đến chủ đề nợ công được tác giả hệ thống hoá ở mức độ học thuật với các yếu tố tác động mang tính vĩ mô đượ chỉ ra. Đồng thời thông qua thực nghiệm bộ dữ liệu của nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra các yếu tố có tác động trực tiếp đến nợ công của các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời làm rõ những ảnh hưởng của các yếu tố đó lên tình hình nợ công của khu vực. Từ những cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu có liên quan của những nhà kinh tế học trên thế giới, tác giả chỉ ra những yếu tố có thể có tác động lên nợ công của các nước trong khu vực Đông Nam Á bao gồm các yếu tổ như: Tỉ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP (BDEF), lãi suất thực của quốc gia được nghiên cứu (INT), tốc độ tăng trưởng (GDP), tỷ giá hối đoái kỳ trước theo quốc gia so với USD (EX). Với giả thiết rằng, tất cả những yếu tố vừa nêu đều có tác động lên tỷ lệ nợ công (nợ công/tổng GDP) trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2007 đến năm 2016. Từ những yếu tố vừa chỉ ra, thông qua nghiên cứu này, tác giả chỉ ra bức tranh kinh tế tổng thể của khu vực với tỉ lệ nợ công trong khoản 42%-46% và có xu hướng tăng dần theo thời gian, mức tỉ lệ này là chấp nhận được với cơ cấu các quốc gia đa phần là đang phát triển và một số trường hợp có nợ công vượt mức 100% (Singapore – 2016). Tỉ lệ thâm hụt ngân sách trung bình trong khoản-3,6% đến 4,39% nhưng nhóm thời gian thâm hụt và danh sách các nước thâm hụt luôn nhiều hơn các nước thặng dư, đây cũng là nguyên nhân khiến tỉ lệ nợ công khu vực có xu hướng tăng dần qua các năm. Lãi thực và tốc độ tăng trưởng (GDP) các nước trong khu vực luôn cao thể hiện rằng đây là một khu vực năng động với suất sinh lợi lớn và luôn là khu vực tăng trưởng ấn tượng của kinh tế thế giới. Bằng các biến độc lập và mô hình đã có, tác giả thực hiện chạy lần lượt ba phương pháp ước lượng gồm mô hình Pooled OLS, REM và FEM và thông qua các bước kiểm định để lựa chọn mô hình REM là phương pháp ước lượng phù hợp nhất cho nghiên cứu. Tiếp sau đó, tác giả thực hiện một số kiểm định về sự vi phạm các giả định hồi quy và đưa ra kết luận rằng bộ dữ liệu là tốt để thực hiện nghiên cứu. Kết quả hồi qui của mô hình REM với độ phù hợp R 2 = 79,5% có nghĩa là các biến của mô hình có thể giải thích được 79,5% những biến động của nợ công của khu vực Đông Nam Á, phần còn lại không giải thích được là do những biến khác của thị trường kinh tế khu vực quyết định. Với kết quả hồi qui thu được, các yếu tổ đã nêu ra có tác động cùng chiều với nợ công, hay nếu những yếu tố đó có hướng tăng lên thì nợ công của khu vực cũng sẽ tăng theo theo tỉ lệ tương ứng như sau: nếu yếu tố Thâm hụt ngân sách (BDEF) tăng 1%, thì nợ công tăng tương ứng 18,5%, với mức ý nghĩa 1%; yếu tố Lãi suất thực tế (INT) tăng 1% thì nợ công trên GDP tăng 26,3%, với mức ý nghĩa 1%; để tăng trường GDP tăng 1% thì nợ công trên GDP cũng tăng tương ứng 35,1% ở mức ý nghĩa 5%; tỷ giá hối đoái (EX) tăng 1% cũng làm tăng nợ công nhưng ở mức khá thấp, chỉ khoản 0,0911%, với mức ý nghĩa 1%. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1026607~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/57160 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|