Title: | Tác động của thiên tai đến tình trạng sức khỏe người dân và trẻ em ở khu vực nông thôn Việt Nam |
Author(s): | Lê Mỹ Kim |
Advisor(s): | Dr. Võ Tất Thắng |
Keywords: | Sức khỏe công cộng; Sức khỏe trẻ em; Thiên tai; Public health; Children health; Kế hoạch đầu tư; Investment planning |
Abstract: | Nghiên cứu nhằm mục đích ước tính tác động của các loại thiên tai phổ biến như bão, hạn hán và lũ lụt đến sức khỏe và chi tiêu y tế của các hộ gia đinh ở vùng nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu có 3 mục tiêu cụ thể: Mục tiêu thứ nhất là đo lường ảnh hưởng của thiên tai đến xác xuất mắc bệnh của các thành viên trong hộ gia đình. Nếu thiên tai có tác động đến xác xuất nhất định của các thành viên trong hộ thì liệu có dẫn đến những thay đổi trong chi tiêu y tế của những hộ này hay không? Và nếu có thì thay đổi như thế nào. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu thứ hai là ước tính tác động của thiên tai đến chi tiêu y tế của các hộ gia đình. Mục tiêu thứ 3 là đánh giá tác động của thiên tai đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi. Để đạt được các mục tiêu trên, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và mô hình logistic để phân tích dữ liệu chéo từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS 2012 và VHLSS2016) kết hợp với dữ liệu từ cuộc điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam năm 2011 (MICS4). Kết quả cho thấy, bão và hạn hán đều có những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của người dân ở vùng nông thôn Việt Nam nhưng mức độ tác động của bão và hạn hán là không giống nhau. Cụ thể, những người sống ở khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán và bão có xác xuất bị bệnh cao hơn so với những người sống ở vùng không chịu ảnh hưởng lần lượt là 1,34 điểm % và 0,78 %, gia tăng gánh nặng tài chính của gia đình do phát sinh các khoản chi phí khám chữa bệnh. Kết quả hồi quy cho thấy, khi xác xuất bị bệnh tăng 1 điểm % thì mức chi tiêu y tế của hộ gia đình tăng lên 1,09 điểm% và những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lũ có mức chi tiêu y tế cao hơn những hộ không bị ảnh hưởng là 11,34 điểm %. Ngoài ra, thiên tai cũng có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì làm giảm điểm z-score của các chỉ số HAZ, WAZ và WHZ. Những kết quả từ nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin hữu ích làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các cơ quan quản lí rủi ro thiên tai Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm quản lí, phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai cho vấn đề sức khỏe người dân, đặc biệt là sức khỏe của trẻ em một cách hữu hiệu nhất. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1028371~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58029 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|