Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58466
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Nguyễn Hồng Thắngen_US
dc.contributor.authorPhạm Thị Lan Phươngen_US
dc.date.accessioned2019-01-22T08:26:40Z-
dc.date.available2019-01-22T08:26:40Z-
dc.date.issued2018-
dc.identifier.otherBarcode: 1000006433-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1028820~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58466-
dc.description.abstractTừ mục tiêu nghiên cứu ban đầu là nhằm xem xét tác động của tham nhũng đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia đang phát triển ở Châu Á, tác giả thu thập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF để có được các số liệu về tỷ lệ nợ công, và các yếu tố kinh tế vĩ mô, và từ cơ sở dữ liệu của Hướng dẫn Quốc tế về Rủi ro Quốc gia ICRG để có được biến đại diện cho tham nhũng của các quốc gia. Sau khi thực hiện loại trừ các quốc gia không đủ điều kiện, cuối cùng, có được bộ dữ liệu dạng bảng cân bằng (Balanced Data) bao gồm 33 quốc gia đang phát triển ở Châu Á trong giai đoạn 1996 – 2016 với tổng quan sát lên đến 660. Dựa trên phương pháp tiếp cận được thực hiện trước đó bởi Cooray và các cộng sự (2017), Tarek và Ahmed (2017) và Benfratello và các cộngsự (2018) khi xem xét mối quan hệ giữa tham nhũng và nợ công của các quốc gia; Sử dụng phương pháp hồi quy GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu do trong mô hình nghiên cứu có tồn tại vấn đề tự tương quan và phương sai thay đổi cũng như nội sinh giữa các biến độc lập. Qua đó nhận thấy rằng các quốc gia có mức độ tham nhũng cao thì sẽ có tỷ lệ nợ công cao hơn so với các quốc gia khác. Có thể lập luận rằng khi các nhà điều hành chính sách, các nhà chính trị gia của quốc gia không có sự nhất quán trong việc quản lý nợ công thì sẽ làm gia tăng nợ công của quốc gia. Khi không có sự nhất quán trong điều hành chính sách công thì sẽ có thể gây ra các vấn đề lợi ích giữa các bên và tham nhũng sẽ gia tăng để cố gắng trục lợi cho bản thân. Trong trường hợp này các quốc gia sẽ thực hiện vay nợ nhiều hơn và chi tiêu chính phủ nhiều hơn. Sự gia tăng trong mức độ vay nợ xuất phát từ việc thu ngân sách, bởi lẽ nguồn thu ngân sách của quốc gia để tài trợ cho các khoản chi tiêu chính phủ giảm mạnh, do đó sẽ thúc đẩy động cơ Chính phủ thực hiện vay nợ nhiều hơn để có đủ nguồn vốn tài trợ. Kết quả là mức độ nợ công của quốc gia ngày càng gia tăng. Ngoài ra, các yếu tố kinh tế vĩ mô mà luận văn đưa vào mô hình nghiên cứu phân tích tác động của tham nhũng đến tỷ lệ nợ công của quốc gia cũng cho thấy các tác động đáng kể đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 10 %. Kết quả này cho thấy rằng các quốc gia có tăng trưởng kinh tế càng cao, càng có lạm phát cao, càng chi tiêu chính phủ càng nhiều, dân số càng tăng trưởng cao thì các quốc gia sẽ thực hiện tăng tỷ lệ nợ công của quốc gia. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp cho thấy ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các quốc gia càng có tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì sẽ càng giảm tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Từ các kết quả nghiên cứu luận văn đưa ra một số hàm ý chính sách dành cho các nhà hoạch định ngân sách trong việc giảm thiểu tỷ lệ nợ công của các quốc gia.en_US
dc.format.medium60 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectNợ côngen_US
dc.subjectTham nhũngen_US
dc.subjectChâu Áen_US
dc.subjectPublic debten_US
dc.subjectCorruptionen_US
dc.subjectPublic finance-
dc.subjectTài chính công-
dc.titleTác động của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia đang phát triển Châu Áen_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityFinance - Banking = Tài chính - Ngân hàngen_US
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.grantfulltextreserved-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.cerifentitytypePublications-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.