Title: | Đánh giá mức độ phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và xác định ảnh hưởng của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV - nghiên cứu trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh |
Author(s): | Nguyễn Thị Vân Dung |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Trọng Nguyên |
Keywords: | Kế toán; Accounting |
Abstract: | Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích đánh giá về mức độ phù hợp trong HTTTKT tức là mức độ phù hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán và khả năng xử lý của HTTTKT tại các DNNVV trên địa bàn TP.HCM và xác định ảnh hưởng của sự phù hợp trong HTTTKT đến sự thành công của HTTTKT. Trên cơ sở tổng kết và phân tích các tài liệu nghiên cứu trước đây, tác giả xác định hướng phát triển mới dựa trên nghiên cứu của Ismail (2004) đó là phân tích các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu của Ismail (2004) bằng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Một điểm mới nữa trong nghiên cứu này đó là tác giả sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhu cầu thông tin kế toán đến khả năng xử lý của HTTTKT mà nghiên cứu của Ismail (2004) đã không đề cập đến. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong đó, phương pháp định tính được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm về kế toán và CNTT, kết quả là tất cả 9 chuyên gia đều cho rằng mô hình nghiên cứu của Ismail (2004) là phù hợp để thực hiện nghiên cứu tại các DNNVV trên địa bàn TP.HCM và các chuyên gia cũng cho rằng nhu cầu thông tin kế toán và khả năng xử lý của HTTTKT là hai nhân tố quan trọng quyết định đến sự phù hợp trong HTTTKT và nhu cầu thông tin kế toán có ảnh hưởng đến khả năng xử lý của HTTTKT, sự phù hợp trong HTTTKT có ảnh hưởng đến sự thành công của HTTTKT. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng các biến quan sát trong các thang đo của các khái niệm nghiên cứu mà tác giả kế thừa từ các nghiên cứu trước đây là phù hợp với bối cảnh của các DNNVV trên địa bàn TP.HCM và ngữ nghĩa của các biến quan sát này đều rõ nghĩa và dễ hiểu. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính này, tác giả đề xuất các thang đo chính thức cho các khái niệm. Phương pháp định lượng được triển khai thông qua phương pháp khảo sát bằng phương thức trực tiếp và qua internet, đối tượng tham gia khảo sát là các nhà quản lý, các nhân viên kế toán và nhân viên kiểm toán làm việc tại các DNNVV trên địa bàn TP.HCM. Kết quả thu được 130 bảng câu hỏi đạt yêu cầu và đủ điều kiện để đưa vào phần mềm SPSS và AMOS để phân tích dữ liệu. Kết quả phân tích bảng chéo cho thấy rằng, mức độ phù hợp trong HTTTKT tức là mức độ phù hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán và khả năng xử lý của HTTTKT tại các DNNVV trên địa bàn TP.HCM là ở mức khá cao. Đồng thời, kết quả kiểm định bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đã cho thấy rằng hai giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đưa ra trong nghiên cứu này đều được chấp nhận đó là nhu cầu thông tin kế toán có ảnh hưởng tích cực đến khả năng xử lý của HTTTKT và sự phù hợp trong HTTTKT có ảnh hưởng tích cực đến sự thành công của HTTTKT. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao sự phù hợp trong HTTTKT và sự thành công của HTTTKT tại các DNNVV trên địa bàn TP.HCM. Đồng thời, tác giả nêu ra những hạn chế của đề tài và đưa ra những định hướng nghiên cứu mới trong tương lai |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029241~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58510 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|