Title: | Nghiên cứu mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm |
Author(s): | Phạm Ngọc Quỳnh Mai |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Trần Đình Phụng |
Keywords: | Bảo hiểm; Chuẩn mực kế toán; Insurance; Accounting standards |
Abstract: | Tác giả trình bày khái niệm về hòa hợp và hội tụ kế toán, hòa hợp thực tế kế toán và hòa hợp chuẩn mực kế toán (CMKT), hòa hợp về đo lường và hòa hợp về trình bày thông tin, lịch sử phát triển của hòa hợp kế toán quốc tế và Việt Nam. Theo đó, việc vận dụng CMKT quốc tế đang được thực hiện ở nhiều quốc gia như các nước Châu Âu, Mỹ, Úc, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam)…Tuy nhiên, việc áp dụng này được thực hiện trên cơ sở chọn lọc để xây dựng hệ thống CMKT phù hợp với từng đặc điểm của mỗi quốc gia. Các yếu tố tác động đến việc ban hành và vận dụng CMKT quốc tế cũng được nhắc đến trong chương này bao gồm: hội nhập kinh tế, pháp luật, văn hóa, hỗ trợ của nhà quản trị và trình độ chuyên môn. Chính vì sự ảnh hưởng của các yếu tố này mà IAS/IFRS được áp dụng tại từng quốc gia một cách có chọn lọc để phù hợp với các đặc trưng về nền kinh tế và mô hình quản lý, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tiến trình phát triển và nội dung tóm lược của CMKT quốc tế và Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) (bao gồm IFRS 4, IFRS 17 và VAS 19) được trình bày nhằm mang đến một cái nhìn cơ bản về nội dung của các bộ chuẩn mực này trước khi tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo. Mức độ hòa hợp của CMKT quốc tế và Việt Nam về HĐBH được đo lường bằng phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng để đối chiếu nội dung chi tiết của hai chuẩn mực, từ đó, tổng hợp thành các nội dung giống và khác nhau theo hai mục chính là hòa hợp về mặt trình bày BCTC và hòa hợp về mặt đo lường. Sau đó, phương pháp nghiên cứu định lượng được dùng để đo lường thông qua hệ số JACC có điều chỉnh, chỉ số ABSE, chỉ số DIV và khoảng cách AD. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng để trả lời cho giả thuyết “CMKT quốc tế về HĐBH (IFRS 4) có mức độ hòa hợp cao so với CMKT Việt Nam (VAS 19)”. Từng nội dung của CMKT về HĐBH đã tổng hợp ở chương 3 được cho điểm theo thang đo từ 1 đến 4 (1 = “cho phép”, 2 = “bắt buộc”, 3 = “không quy định”, 4 = “cấm”), từ đó tính được hệ số Jaccard có điều chỉnh, chỉ số Absence, chỉ số Divergence và khoảng cách Average. Với JACC = 78.57%, ABSE = 21.43%, DIV = 0% và AD = 0.33%, giả thuyết “CMKT quốc tế về HĐBH (IFRS 4) có mức độ hòa hợp cao so với CMKT Việt Nam” của bài nghiên cứu được chấp nhận, nhưng mức độ hòa hợp chỉ ở mức tương đối cao do còn một số điểm khác biệt để phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam. Do đó, việc nâng cao mức độ hòa hợp giữa giữa hai bộ chuẩn mực này là điều cần thiết để tiến tới hội nhập toàn cầu. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029265~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58554 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|