Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58568
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Hoàng Đứcen_US
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Trương Thị Hồngen_US
dc.contributor.authorNgô Mạnh Chínhen_US
dc.date.accessioned2019-02-20T07:01:56Z-
dc.date.available2019-02-20T07:01:56Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.otherBarcode: 1000007249-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1029391~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58568-
dc.description.abstractTác giả lược khảo 14 công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo. Thông qua các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, tác giả giới thiệu nêu những mặt tích cực của hệ thống tài chính vĩ mô (TCVM), TDVM đối với người nghèo. Tiếp đó, tác giả phân tích thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 và nguyên nhân phát sinh đối với số hộ nghèo, hộ cận nghèo này. Nghiên cứu cho thấy hoạt động của ngân hàng CSXH trong việc huy động nguồn vốn, cung ứng vốn, thu hồi nợ, quản lý dư nợ, chất lượng các chương trình TDUĐ, sự phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để chuyển tải đồng vốn ưu đãi của chính phủ đến tận tay người nghèo và các ĐTCS khác, … nhằm phục vụ cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trong các giai đoạn trên. Bên cạnh đó, ngân hàng CSXH là công cụ hữu hiệu để thực hiện giảm nghèo bên cạnh các công cụ khác. Kết quả từ các mô hình nghiên cứu cho thấy một số điểm mới so với các nghiên cứu trước đây là: (1) Lãi suất ưu đãi không tác động đến việc gia tăng thu nhập và trả nợ đúng hạn của người nghèo. Các nghiên cứu trước đây trên thế giới không thực hiện nghiên cứu về nhân tố này vì lãi suất cho vay của các tổ chức TDVM tại các quốc gia thường bằng hoặc cao hơn so với lãi suất thị trường và đây là đặc thù ở Việt Nam vì vậy trong thời gian tới, chính phủ cần ban hành chính sách về lãi suất cho vay đối với người nghèo theo hướng giảm dần sự ưu đãi và mức chênh lệch không nhiều so với lãi suất thị trường hoặc thay đổi cách thức hỗ trợ. (2) Nhân tố thị trường tác động tích cực đến việc gia tăng thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn (trả nợ đúng hạn) của người nghèo: khi thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì người nghèo dễ gia tăng thu nhập và sử dụng vốn hiệu quả (trả nợ vay đúng hạn) và các nghiên cứu trước đây trên thế giới không thực hiện nghiên cứu về nhân tố này vì vậy trong thời gian tới Nhà nước cần có chính sách để tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho người nghèo. (3) Luận án xây dựng mô hình đánh giá khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của người nghèo mà các công trình nghiên cứu trên thế giới trước đây chưa xây dựng. Tác giả hệ thống những tác động tích cực và chưa tích cực của tín dụng Ngân hàng CSXH đối với người nghèo và chương trình giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 từ kết quả chạy 3 mô hình nghiên cứu và việc triển khai các chương trình tín dụng của chính phủ; đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tác động chưa tích cực để từ đó luận án có thể đề xuất các giải pháp tăng cường tín dụng của Ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đến năm 2020. Từ các tác động chưa tích cực của tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam trong thực tế triển khai các chương trình TDUĐ của chính phủ và các mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Hệ thống các giải pháp tăng cường tín dụng của Ngân hàng CSXH Việt Nam bao gồm: nhóm giải pháp chính từ ngân hàng CSXH (7 giải pháp) và các giải pháp hỗ trợ từ chính phủ (2 giải pháp), Bộ LĐ-TB&XH (1 giải pháp), chính quyền địa phương các cấp (4 giải pháp), các tổ chức CT–XH (2 giải pháp), các tổ tiết kiệm và vay vốn nhận ủy thác của ngân hàng CSXH trong việc chuyển tải đồng vốn tín dụng ưu đãi đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác (1 giải pháp) và giải pháp từ chính bản thân người nghèo (1 giải pháp).en_US
dc.format.medium281 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh-
dc.subjectTín dụngen_US
dc.subjectNgười nghèoen_US
dc.subjectTài chính cá nhânen_US
dc.subjectPersonal financeen_US
dc.subjectNgân hàng-
dc.subjectBanking-
dc.titleTín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèoen_US
dc.typeDissertationsen_US
ueh.specialityFinance - Banking = Tài chính - Ngân hàngen_US
item.openairetypeDissertations-
item.grantfulltextreserved-
item.fulltextFull texts-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.cerifentitytypePublications-
item.languageiso639-1Vietnamese-
Appears in Collections:DISSERTATIONS
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.