Title: | Xây dựng chiến lược phát triển Ban Quản lý Các dự án đường thủy (PMU-W) giai đoạn 2018 - 2023 |
Author(s): | Trần Quốc Bảo |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Trọng Hoài |
Keywords: | Hoạch định chiến lược; Strategic planning |
Abstract: | Luận văn nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài và cá yếu tố môi trường bên trọng của Ban Quản lý Các dự án đường thủy (pmu-w) giai đoạn 2018 - 2023 (PMU-W); xây dựng chiến lược phát triển của Ban quản lý các dự án đường thủy giai đoạn 2018 - 2023; đề xuất các giải pháp được thực hiện chiến lược trong giai đoạn từ nay đến năm 2023. PMU-W sử dụng các công cụ phân tích: EFE, IFE, ma trận cạnh tranh, SWOT và ma trận QSPM để phân tích các nhóm chiến lược: tăng trưởng tập trung nội bộ, tăng trưởng bằng đa dạng hóa, và tăng trưởng bằng con đường hội nhập dựa trên các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến PMU-W: kinh tế, chính trị và luật pháp, văn hóa-xã hội, tự nhiên, dân số-lao động, khoa học công nghệ, toàn cầu hóa, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh, nhân lực, tổ chức, tài chính, cơ sở vật chất, R&D, Marketing, uy tín-thương hiệu, kỹ năng làm việc, thông tin, quản trị. Tác giả nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động của Ban quản lý Các dự án đường thủy để đề ra chiến lược phù hợp nhất. Qua kết quả phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh cho ta thấy các tiêu chí: chất lượng sản phẩm dịch vụ, uy tín thương hiệu, kinh nghiệm quản lý dự án có thế mạnh hơn các đối thủ khác. Còn các tiêu chí khác PMU-W chỉ tương đồng hoặc kém hơn so với các PMU khác. Kết quả phân tích EFE cho ta thấy các cơ hội về: nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng trưởng khá tốt, nhiều nguồn vốn cam kết hổ trợ vốn ODA cho đầu tư phát triển, chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà nước, ưu đãi của thiên nhiên về phát triển hạ tầng giao thông, cơ hội mở rộng thị trường ra các nước, cơ hội thâm nhập thị trường của các nhà đầu tư đa quốc gia, mở rộng nhiều khách hàng; song song với các cơ hội còn có những thách thức về: chuyển đổi mô hình các PMU, thị trường lao động chất lượng cao có sự biến động, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nguy cơ nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh cao, cạnh tranh trong nội bộ ngành cao. Kết quả phân tích IFE cho ta thấy được các điểm mạnh của PMU-W: đội ngũ nhân sự chất lượng cao, khả năng tài chính và cơ sở vật chất tốt, uy tín thương hiệu tốt, kỹ năng và kinh nghiệm khá tốt, năng lực quản trị khá tốt cần được phát huy; đồng thời cũng phản ánh những điểm yếu của PMU-W: cơ cấu tổ chức chưa hiệu quả, marketing còn yếu, nghiên cứu và phát triển chưa được quan tâm đúng mức, quy trình quản lý chất lượng chưa được chú trọng xây dựng, hệ thống thông tin chưa hiệu quả cần được khắc phục. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp xây dựng chiến lược phát triển Ban Quản lý Các dự án đường thủy giai đoạn 2018 - 2023 và kiến nghị đối với lãnh đạo PMU-W và lưu ý trong triển khai thực hiện chiến lược. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1028830~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58600 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|