Title: | Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng: từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam |
Author(s): | Nguyễn Văn Hiệu |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Phạm Duy Nghĩa |
Keywords: | Pháp luật; Hợp đồng; Law; Contracts |
Abstract: | Từ nhu cầu thực tiện và nhận định rằng chính sách về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đang lựa chọn sai mục tiêu và công cụ thực hiện. Nghiên cứu nhắm đến vai trò của công cụ pháp luật trong thực hiện chính sách, pháp luật. Đề tài nghiên cứu về nguyên tắc công bằng với định hướng áp dụng cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tập trung vào pháp luật hợp đồng trong phát triển kinh tế, xã hội. Đề tài giải quyết vấn đề lý luận cơ bản trong hình thành nguyên tắc pháp luật, một sự cân nhắc từ nhu cầu thực tiễn, và quay trở lại phục vụ vấn đề còn bức thiết mà xã hội chưa tự mình vượt qua được. Đồng thời khỏa lấp khoảng trống nghiên cứu về vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong xã hội, đặc biệt là góc nhìn áp dụng thực tiễn, cụ thể hơn là nguyên tắc công bằng. Để giải quyết vấn đề cần kết nối khối kiến thức lý thuyết về nguyên tắc hợp đồng, cùng lý thuyết chính sách chông, trong đó phải đảm bảo tính thực tiễn của chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Từ thực tiễn kết hợp của doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn hơn đáng kể thông qua hợp đồng. Đề tài sử dụng phương pháp ROCCIPI để tìm ra nguyên nhân chưa đạt được mục tiêu chính sách, qua đó nhận ra vấn đề còn khiếm khuyết trong pháp luật bằng phương pháp nghiên cứu so sánh luật học, phương pháp lịch sử làm rõ ý nghĩa, vai trò thực tiễn của các nguyên tắc được quan tâm. Đề tài đã xác định tự do ý chí luôn cần đến công bằng để đảm bảo mối quan hệ theo cả chiều ngang và chiều dọc. Kết quả giải quyết vấn đề nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên tắc công bằng được áp dụng phù hợp, sẽ thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội, cụ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa xác định rõ vai trò, yêu cầu phát triển nguyên tắc công bằng và đối nhà lập pháp và lập chính sách. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng và xã hội sẽ được hưởng lợi vấn đề đã giải quyết. Nghiên cứu tương lai cần thấy rằng pháp luật nảy sinh cộng đồng, trở thành các học thuyết pháp lý, và khi có chế định cụ thể và hợp lý, nó sẽ tác động lại cộng đồng theo chiều hướng tích cực của sự phát triển chung. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029067~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58651 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|