Title: | Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025 |
Author(s): | Trần Thanh Tâm |
Advisor(s): | Dr. Hoàng An Quốc |
Keywords: | Nghèo; Chính sách chính phủ; Poverty; Government policy |
Abstract: | Tác giả trình bày các khái niệm cơ bản về nghèo đơn chiều, nghèo đa chiều theo thông lệ chung của quốc tế cũng như tiêu chuẩn được áp dụng tại Việt Nam. Các nghiên cứu trước cũng được trình bày cụ thể để cho thấy việc áp dụng đo lường nghèo theo phương pháp đa chiều là phù hợp và có giá trị thực tiễn cao trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững, các văn bản pháp luật quy định về xác định nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo cũng được thống kê và trình bày đầy đủ. Đây là cơ sở giúp tác giả khảo sát thực trạng nghèo tại địa bàn quận Bình Tân và đưa ra các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận. Đồng thời, thực trạng hộ nghèo và chính sách giảm nghèo tại các địa phương gồm huyện Củ Chi, quận 5, quận 11 Tp. Hồ Chí Minh cũng được trình bày để qua đó thấy được các đặc trưng của địa phương về kinh tế, chính trị gắn liền với việc thực hiện chính sách giảm nghèo của các địa phương đó. Đây là cơ sở giúp tác giả rút ra một số bài học thực tiễn về hiệu quả chính sách giảm nghèo tại các địa phương khác cũng như một số yếu tố tác động cụ thể và trực tiếp đến tình trạng nghèo đa chiều. Tiếp theo, tác giả trình bày thực trạng giảm nghèo tại địa bàn quận Bình Tân trong giai đoạn 2009 – 2017. Thực tế cho thấy các cơ quan quản lý địa phương đã có những động thái tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ từ các cấp để thực hiện các chính sách gia tăng thu nhập cho hộ nghèo cũng như mở rộng khả năng thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, tiếp cận thông tin cho người nghèo. Xét riêng chiều thu nhập, quận Bình Tân không còn hộ nghèo có thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, thực tế khảo sát các chiều dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo (5 chiều với 10 chỉ số) cho thấy địa bàn quận còn hơn 2.000 hộ trong diện nghèo. Một số nguyên nhân cũng được chỉ ra và là cơ sở để xây dựng các chính sách, giải pháp phù hợp để giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2018 – 2025. Việc đo lường nghèo theo phương pháp đa chiều dẫn đến số hộ nghèo gia tăng so với đơn chiều là hoàn toàn bình thường và phù hợp khi so sánh với các nghiên cứu khác của các tác giả trong và ngoài nước. Xuất phát từ mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất một số chính sách và giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận giai đoạn 2018 – 2025 bao gồm: Đối với chính sách và giải pháp hỗ trợ vốn, việc làm, giáo dục, bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe, nhà ở, nước sạch, tiếp cận thông tin và truyền thông. Để thực hiện được các chính sách và giải pháp này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Đảng Ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị đối với thành phố và các phòng ban liên quan để thực hiện tốt chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, giai đoạn 2018 – 2025. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029468~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58674 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|