Title: | Mối quan hệ giữa vốn tự có và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam |
Author(s): | Nguyễn Trần Phương Thảo |
Advisor(s): | Dr. Đoàn Đỉnh Lam |
Keywords: | Ngân hàng; Ngân hàng thương mại; Vốn ngân hàng; Quản trị rủi ro; Banking; Commercial banks; Risk management; Bank capital |
Abstract: | Nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm định giả thiết về mối quan hệ hai chiều giữa vốn tự có và rủi ro của các NHTM, bên cạnh đó xác định các yếu tố tác động đến riêng lẻ đến rủi ro và vốn tự có tại NHTM tại Việt Nam. Kết quả khẳng định giả thiết đặt ra là đúng, có tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa vốn tự có và rủi ro. Cụ thể đây là mối quan hệ cùng chiều nghĩa là khi vốn tự có tăng thì rủi ro tăng được hiểu là tăng vốn tự có dẫn đến áp lực duy trì và áp lực sinh lợi khiến ngân hàng có xu hướng đầu tư những khoản có rủi ro và việc phát triển vốn tự có tăng về số lượng không đảm bảo về chất lượng vẫn dẫn đến rủi ro. Bên cạnh đó khi rủi ro tăng sẽ dẫn đến vốn tự có tăng vì trong trường hợp NHTM có nhiều rủi ro tín dụng có xu hướng tăng vốn để đảm bảo hệ số an toàn tối thiểu mà còn để tiếp tục đảm bảo năng lực cho vay của NHTM. Đồng thời bài nghiên cứu còn đề xuất các yếu tố khác ảnh hưởng đến vốn tự có và rủi ro bao ồm: ROA (lợi nhận trên tổng tài sản), RISK (rủi ro), GROWTH (tăng trưởng), COD (chi phí nợ), LIQ (thanh khoản ngân hàng), REG (Biến đại diện cho dấu hiệu áp lực từ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiêu), CPI (chỉ số giá tiêu dùng). Dựa trên cơ sở lý thuyết làm tiền đề, bài viết đề xuất 2 mô hình nghiên cứu chính CARP và RISK dựa trên nghiên cứu “The relationship between capital structure and risk in emerging market banks” của Keegan Floquet (Australia) cho thực tế NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2017. Tiếp đến, bài viết sẽ chọn dữ liệu để nghiên cứu gồm 21 NHTM, tổng cộng gồm 231 quan sát (bank-year observations). Phương pháp hồi quy sai phân GMM được lựa chọn để kiểm định với ưu điểm để ước lượng và khắc phục trường hợp xảy ra phương sai thay đổi và nội sinh của mẫu nghiên cứu. Ở mô hình (1) bằng phương pháp nghiên cứu GMM này có thể kết luận các biến khi lợi nhận trên tổng tài sản, rủi ro, tăng trưởng,chi phí nợ, thanh khoản ngân hàng tăng sẽ giúp tăng trưởng vốn tự có điều này khẳng định qua mối quan hệ tương quan cùng chiều của mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó biến đại diện cho dấu hiệu áp lực từ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có có mối quan hệ trái chiều thể hiện đối vơi các ngân hàng thương mại có hệ số an toàn vốn lớn hơn 8% sẽ không có nhiều áp lực để gia tăng vốn tự có. Đồng thời ở mô hình (2) bằng phương pháp kiểm định GMM rút ra kết luận khi các biến: lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, tăng trưởng, thanh khoản ngân hàng, kích thước tăng sẽ giúp làm giảm áp lực về rủi ro của NHTM. Bên cạnh đó: vốn tự có và biến đại diện cho dấu hiệu áp lực từ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lại có mối quan hệ tương qua cùng chiều với rủi ro vì vốn nhiều dẫn đến từ áp lực lợi tìm đầu ra khiến ngân hàng có xu hướng đầu tư những khoản có rủi ro cao hơn và các ngân hàng an toàn vốn (CAR) lớn hơn 8% sẽ không có nhiều động lực cần thiết để giảm rủi ro tín dụng. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029289~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58740 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|