Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58978
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Nguyễn Thị Thùy Linhen_US
dc.contributor.authorHà Phú Anhen_US
dc.date.accessioned2019-06-21T07:34:46Z-
dc.date.available2019-06-21T07:34:46Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.otherBarcode: 1000007430-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1029830~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58978-
dc.description.abstractHiện nay, giá cả chứng khoán là vấn đề được đầu tư và xã hội quan tâm. Đặc biệt là mối quan hệ của các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán. Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích xác định mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN30 trong dài hạn và đo lường mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số VN30 trong ngắn hạn. Nghiên cứu thực hiện cho các công ty niêm yết trên Sàn GDCK TP.HCM trong khoảng thời gian từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2017. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng theo mô hình Vector hiệu chỉnh sai số, kết hợp với kiểm định nhân quả để phân tích mối quan hệ của các biến kinh tế vĩ mô với chỉ số VN30 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong dài hạn, giá vàng (GP) tác động ngược chiều lên chỉ số VN30, trong khi tỷ giá hối đoái (EX) không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự tác động của các tỷ giá hối đoái đến chỉ số chứng khoán (VN30), các yếu tố tỷ lệ lạm phát (CPI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), Lãi suất (IR), cung tiền (M2) tác động cùng chiều lên chỉ số VN30. Trong ngắn hạn các biến sản lượng công nghiệp (IIP) và cung tiền (M2) tác động cùng chiều đến chỉ số VN30. Trong khi đó, các biến lạm phát (CPI), lãi suất (IR), tỷ giá hối đoái (EX), giá vàng (GP) tác động ngược chiều đến chỉ số VN30. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển TTCK VN, mà cụ thể hơn là minh bạch hoá hệ thống thông tin trên thị trường. Bên cạnh đó, cần ổn định các yếu tố vĩ mô nhằm phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng thêm một số biến vĩ mô, các biến vi mô, biến phi kinh tế và một số yếu tố nội sinh... để có cái nhìn bao quát hơn về các nhân tố tác động đến chỉ số giá của TTCK. Qua chương 2, nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán. Đồng thời, tác giả đã tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước nhằm thấy được sự tác động và mức độ ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán là giống và khác nhau như thế nào ở mỗi quốc gia và mỗi giai đoạn. Dựa vào cơ sở lý luận đã trình bày, đặc biệt là nghiên cứu của Chen, Roll và Ross (1986) tác giả đã lựa chọn một số biến kinh tế vĩ mô phù hợp với điều kiện kinh tế và thông tin tại Việt Nam để thực hiện phân tích. Bên cạnh đó, qua tham khảo các nghiên cứu nước ngoài đã cho thấy sự hữu hiệu của phương pháp hồi quy theo mô hình VECM khi dữ liệu đều là các chuỗi thời gian không dừng; đồng thời, thực tế cho thấy các nghiên cứu trong nước bằng mô hình VECM cũng đạt được những kết quả khả quan nên bài nghiên cứu sẽ thực hiện theo mô hình VECM nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hơn nữa ý nghĩa thực tiễn của mô hình. Trong phần sau của luận văn, tác giả sẽ từng bước thực hiện việc thiết kế nghiên cứu và các phương pháp phân tích dữ liệu. Mục tiêu chương 3 nhằm trình bày quy trình và phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong nghiên cứu để xây dựng. Quy trình nghiên cứu gồm các giai đoạn chính sau: cách thu thập dữ liệu liệu và mô tả dữ liệu thu thập; xây dựng biến và cách đo lường các biến; đề xuất mô hình nghiên cứu; xây dựng giả thiết nghiên cứu và trình bày phương pháp kiểm định mô hình nghiên cứu. Trong chương 3, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu về chỉ số giá chứng khoán và các nhân tố tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN bao gồm: tỷ giá, lạm phát, lãi suất, sản lượng công nghiệp, giá dầu, giá vàng và cung tiền. Từ những nghiên cứu đi trước, tác giả đã hình thành nên 7 giả thiết nghiên cứu trong mô hình. Số liệu để thực hiện nghiên cứu được lấy từ Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS-IMF); Tổng cục Thống kê VN (GSO); Ngân hàng Nhà nước VN; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng nhà nước. Số liệu này được tổng hợp trên Excel và xử lý trên phần mền Eview 8. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: thống kê mô tả dữ liệu, kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết Johansen, mô hình ước lượng sai số chuẩn.en_US
dc.format.medium82 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectThị trường chứng khoánen_US
dc.subjectStock exchangesen_US
dc.titleCác yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số VN30 trong giai đoạn 2006 - 2017en_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityFinance - Banking = Tài chính - Ngân hàngen_US
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.grantfulltextreserved-
item.fulltextFull texts-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.cerifentitytypePublications-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.