Title: | Ảnh hưởng của môi trường làm việc, công việc căng thẳng đến sự thoả mãn công việc, cam kết với tổ chức và ý định ở lại tổ chức của nhân viên công nghệ thông tin tại TP.HCM |
Author(s): | Nguyễn Thanh Tuấn |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Hồ Tiến Dũng |
Keywords: | Hài lòng công việc; Căng thẳng trong công việc; Cam kết tổ chức; Hài lòng công việc; Job satisfaction; Job stress; Organizational commitment |
Abstract: | Nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) những năm gần đây trong cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng cung không đủ cầu, đồng thời tốc độ phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đã có những tác động nhất định đến nhu cầu nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam. Mặc dù khan hiếm nhân lực dẫn tới việc các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong việc tuyển dụng và thu hút nhân lực, nhưng việc xây dựng và phát triển các chiến duy trì và phát triển nhân lực của các doanh nghiệp CNTT tại khu vực TP.HCM có những vấn đề cần phải quan tâm xem xét lại, thể hiện qua việc tình trạng luân chuyển lao động trong lĩnh vực này trong những năm gần đây đang ở mức cảnh báo làm giảm sức cạnh tranh của nghành và giảm uy tín, chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Mà những vấn đề này chưa được nghiên cứu bởi các đề tài nghiên cứu khoa học trong cùng lĩnh vực trước đây. Nghiên cứu hướng đến việc khám phá, đo lường, kiểm định và đánh giá các tác động của môi trường làm việc (bao hàm các nhân tố thành phần), công việc căng thẳng (bao hàm các nhân tố thành phần) đến sự thỏa mãn công việc, cam kết với tổ chức và ý định ở lại tổ chức của các nhân viên CNTT, đồng thời kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố được đề xuất trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung, thảo luận tay đôi và khảo sát thử. Nghiên cứu định lượng: Phương thức lấy mẫu bằng phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được khảo sát. Phân tích dữ liệu khảo sát và kiểm định mô hình nghiên cứu bằng các phương pháp (kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích các nhân tố khám phá - EFA, phân tích các nhân tố khẳng định - CFA, phân tích mô hình hoá cấu trúc tuyến tính SEM, kiểm định Bootstrap, phân tích cấu trúc đa nhóm, kiểm định sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng tới ý định ở lại tổ chức theo các biến nhân khẩu học) được tiến hành thực hiện với phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 20.0 và AMOS 22. Đã chứng minh được sự tồn tại hợp lý giữa các mối quan hệ hỗ tương của các nhân tố bằng kết quả là 9 giả thuyết: H1, H2, H3, H4, H5, H7, H8, H9 đều được chấp nhận (trong phân tích mô hình cạnh tranh tăng thêm giả thuyết H10 được chấp nhận), giả thuyết H6 bị bác bỏ trong cả hai mô hình. Nghiên cứu này giúp các nhà quản trị có một cách nhìn nhận cụ thể và đưa ra những định hướng chiến lược nhằm cải thiện những nhân tố còn bị hạn chế đồng thời duy trì và phát triển những khía cạnh thuộc các nhân tố vốn dĩ đã hoàn thiện tại doanh nghiệp của mình, nhằm đạt được những lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt các chiến lược phát triền dài hạn cũng như nâng cao uy tín, chất lượng bộ máy quản lý nhân sự và vận hành của tổ chức. |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029941~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/59009 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|