Title: | Nghiên cứu sự tác động của yếu tố đạo đức đến ý định vi phạm bản quyền của người tiêu dùng Việt Nam |
Author(s): | Lâm Thị Ánh Hằng |
Advisor(s): | Dr. Lê Nhật Hạnh |
Keywords: | Hành vi người tiêu dùng; Nghiên cứu khách hàng; Vi phạm bản quyền; Consumer behavior; Consumer research; Copyright infringement |
Abstract: | Tiêu dùng vô đạo đức chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại to lớn đến sự phát triển của kinh tế và xã hội (Liu & cộng sự, 2009). Vì thế mà yếu tố này đã và đang được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công bền vững ở các nước phát triển nói chung và thị trường các nước châu Á nói riêng, đặc biệt là Việt Nam. Bên cạnh sự nỗ lực để thúc đẩy nền kinh tế, Việt Nam cũng đồng thời phải đối mặt với những vấn nạn tiêu dùng vô đạo đức như việc tiêu thụ hàng giả hoặc những sản phẩm vi phạm bản quyền. Cuộc khảo sát phần mềm toàn cầu BSA vào năm 2018 đã chỉ ra rằng phần mềm không được cấp phép đã tìm thấy trong máy tính cá nhân ở Việt Nam được đo ở mức 74%. Trong kết quả báo cáo được công bố vào năm 2019 của ICC (BASCAP) cho thấy vấn nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam đã trở thành một trong những rào cản trên con đường phát triển kinh tế. Đề tài nghiên cứu với tên gọi “Nghiên cứu sự tác động của yếu tố đạo đức đến ý định vi phạm bản quyền của người tiêu dùng tại Việt Nam” được thực hiện với mục đích sau: (1) Kiểm định lại mô hình những tác động của yếu tố đạo đức đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền, từ đó đưa ra phương hướng ngăn chặn sự hình thành ý định này; (2) Đánh giá tầm quan trọng của những tác động đó lên ý định vi phạm của người tiêu dùng. Phương pháp được sử dụng là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phần mềm thống kê SPSS Statistics 25.0 và AMOS hỗ trợ cho quá trình xử lý số liệu. Kết quả phân tích đã khẳng định được mối quan hệ giữa nhận thức đạo đức cũng như các chiến lược lý luận đạo đức và ý định mua hàng. Kết quả cho thấy nhận thức đạo đức tác động tiêu cực trực tiếp lên ý định mua hàng vi phạm bản quyền. Bên cạnh đó, yếu tố này còn tác động tiêu cực lên việc sử dụng cơ chế lý luận đạo đức, gián tiếp làm giảm ý định này của người tiêu dùng. Ngoài ra kết quả còn cho thấy người tiêu dùng Việt Nam ưa thích sử dụng cơ chế Hợp lý hóa đạo đức để thúc đẩy ý định mua hàng của mình. Từ những nhận định trên, môt số hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị được đưa ra. |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1031541~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/60136 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|