Title: | Mối quan hệ giữa các thành phần hành vi công dân với ý định ở lại công ty của các nhân viên văn phòng trong các công ty – trường hợp nghiên cứu tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai |
Author(s): | Nguyễn Hoàng Tuấn |
Advisor(s): | Dr. Ngô Thị Ánh |
Keywords: | Hành vi tổ chức; Hành vi công dân tổ chức; Organizational behavior; Organizational citizenship behaviors |
Abstract: | Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu khám phá mối quan hệ giữa các thành phần hành vi công dân với ý định ở lại của nhân viên, trong bối cảnh các công ty tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Dựa vào cơ sở lý thuyết, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu các thành phần của hành vi công dân, gồm: (1) Tinh thần dũng cảm; (2) Lòng vị tha; (3) Sự tử tế; (4) Phẩm hạnh nhân viên; (5) Sự tận tâm có tác động tích cực đến ý định ở lại công ty của nhân viên. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo thang đo và điều chỉnh phù hợp với nghiên cứu thông qua phương pháp thảo luận nhóm và hoàn thiện Bảng câu hỏi theo kết quả phỏng vấn thử. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 02 bước chính: (1) Nghiên cứu định tính và (2) nghiên cứu định lượng. Tại bước nghiên cứu định tính, tác giả đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung và khám phá các thành phần của hành vi công dân ảnh hưởng đến ý định ở lại công ty của nhân viên; đề xuất mô hình nghiên cứu và được đồng thuận cao giữa các thành viên. Tại bước nghiên cứu định lượng, tác giả đã thực hiện khảo sát mẫu 284 nhân viên đang làm việc cho các công ty tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; sử dụng phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha đối với các thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi qui bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các giả thuyết trong nghiên cứu đều được chấp nhận. Các thành phần đều có tác động tích cực đến ý định ở lại công ty của nhân viên, trong đó sự tử tế ảnh hưởng mạnh nhất. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý cho nhà lãnh đạo nhằm đạt hiệu quả hơn trong vận dụng các thành phần hành vi công dân, tạo ảnh hưởng đến ý định ở lại công ty của nhân viên. Qua đó, giúp tăng ý định ở lại của nhân viên với công ty. Nghiên cứu vẫn có nhiều hạn chế và đã được tác giả nêu rõ, cũng như đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo. |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1031520~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/60139 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|