Title: | PPhân tích mối quan hệ giữa bảo hiểm xã hội và nghỉ việc của người lao động tại Đồng Tháp |
Author(s): | Lê Thị Chúc |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Từ Văn Bình |
Keywords: | Bảo hiểm xã hội; An sinh xã hội; Nghỉ việc; Social insurance; Social security; Resignation |
Abstract: | Việc hạn chế tình trạng thất nghiệp và đảm bảo thu nhập cho người lao động là vai trò của chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với an sinh xã hội, cần tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH và nghỉ việc của người lao động và có chính sách giúp người lao động ổn định cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Từ kết quả phân tích đã cho thấy một thông điệp quan trọng về người lao động đang làm việc tại các loại hình doanh nghiệp có những lựa chọn hoặc những suy nghĩ khác nhau. Điều này có thể xuất phát từ những chính sách của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là công ty nước ngoài và công ty trong nước. Mặc dù công ty đầu tư nước ngoài điển hình như MEKONG nghe như có vẻ đình đám hơn có mức lương bình quân theo số liệu 3,7 triệu đồng/tháng, nhưng tỷ lệ nghỉ việc tại công ty này chiếm 17% trong năm, trong khi đó công ty trong nước với mức lương bình quân 3,1 triệu đồng/tháng thấp hơn, điển hình Hoàng Long lại có tỷ lệ nghỉ việc 12.8% thấp hơn. Điều này có thể là do yêu cầu công việc của công ty nước ngoài cao hơn. Đây là một sự ngạc nhiên trong nghiên cứu, tỉnh nhiên lý do của sự khác biệt của nghỉ việc cao hơn nhưng có mức lương cao hơn, điều này có thể do công ty nước ngoài yêu cầu lao động có kỷ năng cao hơn hoặc do môi trường làm việc ở công ty nước ngoài đòi hỏi năng suất nhiều hơn, nên tỷ lệ người nữ tham gia tại công ty nước ngoài quyết định nghỉ việc nhiều hơn. Việc tìm hiểu về sự tác động của BHXH và nghỉ việc của người lao động, kết quả đã tìm thấy rằng, những người lao động thuộc giới tính nam tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại công ty đang làm, có xu hướng nghỉ việc cao hơn với giới tính nữ. Điều này có thể do người nam có sức khỏe tốt hơn, có điều kiện đi lại tự do hơn, là thành viên trụ cột trong gia đình, không ràng buộc về văn hóa sống gần nhà như người nữ, nên nhóm nam quyết định nghỉ việc cao hơn để tìm một công việc tôt hơn để mong có một BHXH tốt hơn, điều này không những góp phần nâng cao đời sống cho gia đình, còn góp phần chuẩn bị cho tương lai được đẹp hơn sau khi hết tuổi lao động. Kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định rằng, người lao động một khi tuổi lao động còn dài, thời gian hướng đến nghỉ hưu càng lâu, có tác động đến nghỉ việc nhiều hơn. Dù rằng nhóm người lao động này đang sống ở vùng nông thôn. Kết quả này cũng phần nào cho thấy, sự thay đổi trong cách nhìn của người lao động vùng nông thôn thuộc ĐBSCL đã hình thành ý nghỉ cho tương lai để tìm một công việc tốt hơn để có bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội tốt hơn. |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1032030~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/60457 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|