Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/60474
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorProf. Dr. Trần Ngọc Thơen_US
dc.contributor.authorĐoàn Thị Hườngen_US
dc.date.accessioned2020-09-25T01:52:07Z-
dc.date.available2020-09-25T01:52:07Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.otherBarcode: 1000009438-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1032038~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/60474-
dc.description.abstractĐề tài nghiên cứu tác động của mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động được đo lường thông qua khả năng sinh lợi của công ty hoạt động trong ngành xây dựng. Trên cơ sở thu thập dữ liệu của 114 công ty hoạt động trong ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. Khả năng sinh lợi của công ty được đo lường bằng 2 biến là ROA và ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn (TDTA, STDTA, LTDTA) có mối tương quan âm đến khả năng sinh lợi tính trên tài sản (ROA). Điều này hàm ý là, khi công ty tăng đòn bẩy tài chính, tăng mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn (bất kể là nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn) thì vẫn đều làm giảm khả năng sinh lợi tính trên tài sản (ROA). Nguyên nhân là do dặc điểm riêng của ngành xây dựng là thời gian thi công kéo dài, giá trị công trình lớn, luôn có nhu cầu đầu tư tài sản để đáp ứng yêu cầu về tiến độ và kỹ thuật cũng như mỹ thuật công trình, phải ứng trước tiền để thi công và được thanh toán sau khi các bên đồng ý nghiệm thu quyết toán, tình trạng công nợ lớn và kéo dài, trong khi các công ty này vẫn phải duy trì hoạt động dẫn đến việc gia tăng nhu cầu vốn để tài trợ cho hoạt động và mua sắm tài sản. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu của các công ty hoạt động trong ngành xây dựng bị sụt giảm trong những năm gần đây, dẫn đến việc khi có nhu cầu về vốn tài trợ thì các công ty hoạt động trong ngành xây dựng sẽ gia tăng mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn. Khi công ty sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh thì bên cạnh lợi ích từ tấm chắn thuế từ lãi của nợ, việc sử dụng nợ còn phát sinh thêm chi phí đại diện và chi phí kiệt quệ tài chính, chính là các chi phí khác sẽ bù trừ hoặc lớn hơn lợi ích mà tấm chắn thuế mang lại cho công ty. Với mỗi mức nợ sử dụng tăng thêm khi tài trợ, cùng với sự gia tăng lợi ích từ tấm chắn thuế thì các khoản chi phí này cũng tăng theo, tác động làm giảm khả năng sinh lợi của công ty tính trên tài sản (ROA). Trong khi đó, mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn (TDTA, STDTA) có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi tính trên vốn chủ sở hữu (ROE). Chưa có kết luận rõ ràng về tác động của nợ dài hạn (LTDTA) tới ROE. Điều này hàm ý là các công ty có nợ ngắn hạn tăng thì tác động làm cho ROE tăng. Nguyên nhân là do chi phí sử dụng nợ ngắn hạn luôn thấp hơn chi phí sử dụng nợ dài hạn, và các công ty dễ tiếp cận và nhận tài trợ từ nợ ngắn hạn hơn là nhận tài trợ bằng nợ dài hạn. Do đó, mức độ nợ ngắn hạn sử dụng trong cấu trúc vốn luôn lớn hơn mức độ nợ dài hạn. Bên cạnh đó, các cổ đông sẽ mong muốn công ty sử dụng nợ để tạo áp lực cho các nhà quản lý điều hành công ty tạo ra ROE cao. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động của các nhân tố khác như: dòng tiền, tốc độ tăng trưởng doanh thu, thuế và quy mô công ty (CF, GROWTH, TAX, SIZE) có tương quan dương với khả năng sinh lợi (ROA, ROE) của công ty hoạt động trong ngành xây dựng. Điều này hàm ý là khi tăng các nhân tố như dòng tiền, tốc độ tăng trưởng doanh thu, thuế và quy mô công ty sẽ tác động và làm tăng khả năng sinh lợi của công ty. Nguyên nhân là khi các công ty hoạt động trong ngành xây dựng có dòng tiền tăng, sẽ gia tăng cơ hội tiếp cận, mua sắm tài sản và thực hiện các dự án, từ đó tốc độ tăng trưởng tăng, làm cho quy mô công ty tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, tác động làm cho khả năng sinh lợi tăng. Bên cạnh đó, các công ty hoạt động trong ngành xây dựng nộp thuế công ty tăng thì có khả năng sinh lợi tăng khi so với các công ty có nộp thuế công ty ít. Nguyên nhân là do công ty hoạt động trong ngành xây dựng nộp thuế công ty nhiều thì khả năng sinh lợi tăng, trong khi các công ty có nộp thuế công ty ít hoặc không nộp, do các công ty này gặp khó khăn trong tài chính, có kết quả kinh doanh lỗ. Tác động của tài sản cố định (TANGB) có tương quan âm đến khả năng sinh lợi (ROA và ROE) của công ty trong ngành xây dựng. Điều này hàm ý là các công ty hoạt động trong ngành xây dựng tăng đầu tư vào tài sản hữu hình thì tác động làm cho khả năng sinh lợi giảm. Nguyên nhân là do gia tăng tài sản hữu hình của công ty hoạt động trong ngành Xây Dựng phản ánh được gia tăng mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn khi công ty sử dụng tài sản hữu hình để làm tài sản thế chấp cho các khoản nợ. Khi đó, tăng mức độ nợ sử dụng làm gia tăng chi phí sử dụng nợ. Hơn thế nữa, việc đầu tư quá nhiều vào tài sản hữu hình có thể làm giảm thanh khoản của các công ty hoạt động trong ngành xây dựng, điều này làm cho các công ty hoạt động trong ngành xây dựng sẽ đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn cũng như thiếu hụt tiền mặt để hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết với các bên thứ ba. Kết quả là làm giảm khả năng sinh lợi của công ty.en_US
dc.format.medium140 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectQuản lý nợen_US
dc.subjectTài chính doanh nghiệpen_US
dc.subjectVốnen_US
dc.subjectDebt managementen_US
dc.subjectCorporate financeen_US
dc.subjectCapitalen_US
dc.titleẢnh hưởng của mức độ nợ trong cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành xây dựng Việt Namen_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityFinance - Banking (by Coursework) = Tài chính - Ngân hàng (hướng ứng dụng)en_US
item.openairetypeMaster's Theses-
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.