Title: | Hoàn thiện quy định pháp luật về hàng hóa có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước - thực trạng và kiến nghị |
Author(s): | Nguyễn Mạnh Trung |
Advisor(s): | Dr. Trần Vân Long |
Keywords: | Quy tắc thương mại; Ký hiệu xuất xứ; Trade regulation; Marks of origin |
Abstract: | Việc mở cửa hội nhập kinh tế của nước ta đã thúc đẩy cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng gia tăng cũng như tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa trong nước được phát triển. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách mở cửa để nhập hàng hóa nước ngoài nhưng gắn nhãn mác sản xuất tại Việt Nam để trốn thuế cũng như hưởng chính sách ưu đãi từ nhà nước; dẫn đến việc ngân sách nhà nước bị thất thoát, các doanh nghiệp làm ăn chân chính không đủ sức cạnh tranh, người tiêu dùng bị thiệt hại, lừa dối. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có quy định về hàng hóa xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, chứ chưa có một quy định về xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước. Do đó, đã tạo ra một khoảng trống pháp luật để các doanh nghiệp lợi dụng để gian lận xuất xứ hàng hóa nhằm trục lợi. Vì vậy, cần có một quy định pháp luật về xuất hàng hóa Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước làm lá chắn để có căn cứ xử lý các doanh nghiệp gian lận cũng như bảo vệ cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính được cạnh tranh công bằng, bảo vệ ngân sách nhà nước không bị thất thoát và bảo vệ người tiêu dùng sử dụng hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng. Bài viết này hướng đến việc phân tích, bình luận quy định của pháp luật hiện hành về hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, cụ thể là Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công thương quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa để chỉ ra những bất cập, lỗ hổng khi chưa có quy định đối với việc xác định hàng hóa lưu thông trong nước do Việt Nam sản xuất hay của Việt Nam. Đồng thời, bài viết đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho pháp luật Việt Nam. Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: từ cơ sở lý luận và các vụ việc điển hình, phân tích và nêu ra thực trạng cũng như sự cần thiết ban hành quy định pháp luật về hàng hóa có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước; Phương pháp phân tích, đối chiếu, đánh giá nhằm khái quát quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam để chỉ ra những hạn chế của quy định pháp luật; Phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích: So sánh với quy định của các nước để đưa ra kiến nghị quy định pháp luật về xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước. Từ những phân tích trên, Luận văn muốn hướng đến hoàn thiện quy định pháp luật về hàng hóa có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước trên cơ sở dự thảo Thông tư của Bộ Công thương đưa ra để quy định pháp luật được áp dụng sẽ có hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ hệ thống lại các quy định hiện hành để có cái nhìn khái quát về tình hình ban hành các văn bản quy định pháp luật, đồng thời phân tích những bất cập của dự thảo quy định về xác định xuất xứ đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước, phân tích quy định của nước ngoài về xác định xuất xứ hàng hóa để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện quy định về xác định hàng hóa có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước. Vì vậy, luận văn có giá trị ứng dụng trong việc xác định hàng hóa có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước tại Việt Nam. |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1032804~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61093 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|