Title: | Pháp luật về thỏa thuận cổ đông |
Author(s): | Trần Phan Hoài Phương |
Advisor(s): | Dr. Trần Huỳnh Thanh Nghị |
Keywords: | Thỏa thuận cổ đông; Hợp đồng; Quản trị doanh nghiệp; Công ty cổ phần; Pháp luật Việt Nam; Shareholders’ agreement; contract; corporate management; joint stock company; Viet Nam Laws |
Abstract: | Thỏa thuận cổ đông (SHA) trong công ty cổ phần về bản chất là một hợp đồng giữa các cổ đông, người có liên quan nhằm quy định cụ thể các vấn đề về quản trị, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thỏa thuận. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khung pháp lý cụ thể về thỏa thuận cổ đông, vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về thỏa thuận cổ đông” làm đề tài nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và quy định pháp luật về thỏa thuận cổ đông. Bên cạnh đó, thông qua việc so sánh những quy định pháp luật về thỏa thuận cổ đông của một số nước trên thế giới, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa thuận cổ đông, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay. Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích luật, so sánh pháp luật và nghiên cứu tình huống. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về thỏa thuận cổ đông, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa thuận cổ đông. Nếu Điều lệ doanh nghiệp là văn bản tiên quyết, bắt buộc để định hình, tổ chức bộ máy, cũng như xác định quyền và nghĩa vụ của cổ đông, thì trong thực tế hoạt động, phát triển của doanh nghiệp luôn phát sinh các vấn đề về quyền lợi, trách nhiệm của cổ đông mà Điều lệ, quy định pháp luật hiện hành chưa có sự điều chỉnh cần thiết. Do đó, thỏa thuận cổ đông là văn bản thể hiện tính hiện thực để đảm bảo, điều chỉnh những phát sinh mới về quyền, lợi ích của cổ đông, những chủ thể có mối liên quan đến cổ đông theo sự thỏa thuận giữa các bên dựa trên nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện và không vi phạm vào điều cấm của pháp luật hiện hành. Việc nghiên cứu về thỏa thuận cổ đông sẽ làm sáng tỏ cách thức để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông, chủ thể có liên quan mà Điều lệ, pháp luật doanh nghiệp chưa có quy định để điều chỉnh, đồng thời có thể tạo tiền đề cho việc luật hóa khái niệm thỏa thuận cổ đông. |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1032813~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61194 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|