Title: | Xác định giải pháp quản lý xung đột phù hợp trong đảm bảo kỹ thuật cho thiết bị nâng tại Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn |
Author(s): | Huỳnh Ngọc Quảng |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Hữu Lam |
Keywords: | Xung đột; Quản lý xung đột; Hài lòng trong công việc; Job satisfaction; Conflict management; Conflicts |
Abstract: | Nghiên cứu này được thực hiện để xem xét các mối quan hệ giữa phong cách xử lý xung đột và sự hài lòng của các cá nhân với đối với đồng nghiệp trong hai bộ phận khác nhau trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, nghiên cứu kỳ vọng có thể giúp tổ chức tìm được phong cách xử lý xung đột phù hợp để duy trì mức độ xung đột vừa phải, giảm thiểu khả năng nó khiến cho tổ chức trở nên rối loạn chức năng, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Dựa trên thực tế công việc, sự phối hợp giữa hai bộ phận Kỹ thuật và Điều hành sản xuất trong quá trình thực hiện công việc tại Cảng; các lý thuyết nghiên cứu về quản trị xung đột và mức độ hài lòng của cá nhân trong công việc, nghiên cứu đã đưa ra mô hình khảo sát mối quan hệ giữa phong cách quản trị xung đột và mức độ hài lòng của cá nhân thuộc hai bộ phận nêu trên đối với đồng nghiệp. Nghiên cứu sử dụng công cụ khảo sát ROCI-II của Rahim (2001) để đo lường các phong cách xử lý xung đột của cá nhân; mức độ hài lòng được đo lường thông qua công cụ khảo sát Chỉ số mô tả công việc – JDI (Smith, Kendall & Hulin, 1969). Nghiên cứu đã thu thập 60 phiếu khảo sát từ các nhân viên trong hai bộ phận Kỹ thuật và Điều hành sản xuất tại hai cụm cảng Cát Lái và Cái Mép. Dữ liệu thu thập được phân tích thông qua phần mềm SPSS. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các phong cách xử lý xung đột Tích hợp, trợ giúp và thoả hiệp từ phía đồng nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đối với sự hài lòng của cá nhân. Mức độ hài lòng tăng tương ứng theo sự quan tâm đến đối tác của ba phong cách nêu trên. Trong khi đó, phong cách chi phối và né tránh của một cá nhân sẽ làm gia tăng sự không hài lòng với đồng nghiệp. Nghiên cứu góp phần cho thấy tầm quan trọng của việc nhận thức hiểu biết về quản lý xung đột trong tổ chức; cho thấy các thành viên trong tổ chức có thể cải thiện tình hình xung đột trong quá trình phối hợp triển khai công việc như thế nào, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Hạn chế của nghiên cứu là số lượng mẫu khảo sát không lớn do tính chất công việc, đặc điểm tình hình về nhân sự và quy mô của đề tài, cần phải mở rộng quy mô khảo sát đến các tổ chức có tính chất tương tự để tăng độ tin cậy. |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1032692~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61234 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|