Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61523
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Dr. Lê Đạt Chí | en_US |
dc.contributor.author | Trương Minh Phú | en_US |
dc.date.accessioned | 2021-05-21T03:57:26Z | - |
dc.date.available | 2021-05-21T03:57:26Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.other | Barcode: 1000010604 | - |
dc.identifier.uri | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1032617~S1 | - |
dc.identifier.uri | http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61523 | - |
dc.description.abstract | Luận văn này xem xét các yếu tố tác động đến mức độ đô la hóa tài chính của quốc gia liên quan đến lạm phát, nợ công, thể chế của đất nước và các yếu tố vĩ mô khác ở 14 quốc gia thuộc Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong giai đoạn 2000- 2019. Sử dụng phương pháp hồi quy GMM sai phân một bước và phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định, bài nghiên cứu này giải thích được sự kéo dài dai dẳng của đô la hóa tài chính ở các nước RCEP đến từ sự tác động của chính nó trong quá khứ. Đồng thời, nghiên cứu này cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ lạm phát và tỷ lệ nợ công với tình trạng đô la hóa tài chính mà nguyên nhân chính đến từ tâm lý lo sợ của người dân đối với sự mất giá của đồng nội tệ. Mặc dù không tìm thấy các bằng chứng có ý nghĩa thống kê nhưng bài nghiên cứu cũng đã đưa ra một số kết luận về tác động của các biến thể chế đối với mức độ đô la hóa của một quốc gia. Theo đó, nếu như chính phủ các nước kiểm soát tốt tham nhũng, hoạt động hiệu quả. tình hình chính trị của quốc gia được duy trì ổn định và quyền tự do ngôn luận của người dân được cải thiện thì sẽ góp phần hạn chế được tỷ lệ đô la hóa trong nền kinh tế. Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô khác như thu nhập bình quân đầu người, mức độ mở cửa tài chính và chế độ tỷ giá cũng cho thấy tác động của chúng lên tình trạng đô la hóa của quốc gia nhưng chưa đủ độ tin cậy ở mức ý nghĩa thống kê tối thiểu. Mặt khác, để tách riêng tác động của các biến vĩ mô lên tỷ lệ đô la hóa ở Việt Nam khỏi mẫu nghiên cứu bao gồm nhiều quốc gia với đa dạng mức độ phát triển và đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội khác biệt, bài nghiên cứu đưa thêm vào mô hình hồi quy biến giả Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng mức độ đô la hóa ở giai đoạn trước, lạm phát và tỷ lệ nợ công/GDP ở Việt Nam có tác động lên tỷ lệ đô la hóa tài chính hiện tại lớn hơn so với toàn khu vực RCEP. Ngược lại, các biến thể chế dù được cải thiện ở quá khứ nhưng khả năng hạn chế đô la hóa tài chính của chúng ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong mẫu nghiên cứu. | en_US |
dc.format.medium | 86 tr. | en_US |
dc.language.iso | Vietnamese | en_US |
dc.publisher | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | - |
dc.subject | Tỷ giá hối đoái | en_US |
dc.subject | Foreign exchange rates | en_US |
dc.subject | Dollarization | en_US |
dc.subject | Đô la hoá | en_US |
dc.subject | Khối RCEP | en_US |
dc.title | Các yếu tố tác động đến đô la hóa tài chính ở các quốc gia thuộc khối RCEP | en_US |
dc.type | Master's Theses | en_US |
ueh.speciality | Finance - Banking = Tài chính - Ngân hàng | en_US |
item.cerifentitytype | Publications | - |
item.fulltext | Full texts | - |
item.grantfulltext | reserved | - |
item.languageiso639-1 | Vietnamese | - |
item.openairetype | Master's Theses | - |
item.openairecristype | http://purl.org/coar/resource_type/c_18cf | - |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.