Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61609
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Nguyễn Thị Anhen_US
dc.contributor.authorNguyễn Thị Kim Hoaen_US
dc.date.accessioned2021-07-22T01:15:06Z-
dc.date.available2021-07-22T01:15:06Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.otherBarcode: 1000011493-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1033121~S8-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61609-
dc.description.abstractCông tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung, các hoạt động khám, chữa bệnh, cung ứng thuốc (dược), an toàn thực phẩm nói riêng không chỉ được các cơ quan, đơn vị nhà nước chú trọng triển khai thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật, theo chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động mà còn là những vấn đề có tính thời sự được toàn dân quan tâm. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế - một hình thức chế tài đặc biệt có phạm vi rộng, hành vi vi phạm đa dạng, đối tượng có khả năng vi phạm khá nhiều và liên quan đến chất lượng dịch vụ y tế, sự bảo đảm an toàn sức khỏe trong dịch vụ ăn, uống hàng ngày nên càng được quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu về đề tài pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chưa đầy đủ, toàn diện; còn một số vấn đề chưa được chú ý đúng mức. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn tại tỉnh Bình Thuận” với mong muốn làm rõ một số luận điểm từ nhận thức thực tiễn khách quan về tình hình thực thi pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; tình hình tổ chức thực thi pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế tại tỉnh Bình Thuận. Qua nghiên cứu, hướng đến giải quyết vấn đề: Tình hình, kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế phản ánh và cho phép nhận định như thế nào về năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; hiệu lực, hiệu quả của việc thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và những mối quan hệ có liên quan; những nội dung cần thiết kiến nghị thực hiện để nâng cao năng lực, tăng cường hiệu lực, phát huy hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Do những giới hạn về nhiều mặt, về lý luận, Luận văn chỉ tiếp cận, nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; về thực tiễn, còn nhiều yếu tố chưa được khảo sát, nghiên cứu đầy đủ như các đặc điểm nhân thân của chủ cơ sở bị xử phạt hành chính; khoảng thời gian từ khi cóhành vi vi phạm đến khi bị xử phạt hành chính; so sánh tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong các vùng, khu vực trong tỉnh; phân tích sâu một số quy định cụ thể về hành vi vi phạm và mức phạt vi phạm hành chính trong các Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp khảo sát, đối chiếu, so sánh, phân tích và đánh giá trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Qua nghiên cứu, Luận văn bước đầu tiếp cận nghiên cứu pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đặt trong mối quan hệ với văn bản quy phạm pháp luật quy định về trật tự hành chính trong lĩnh vực y tế với hàm ý rằng nếu một quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của một chủ thể không rõ ràng, khó thực hiện thì tương ứng quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính nếu không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đó cũng khó thuyết phục, giảm hiệu lực, ít hiệu quả. Đồng thời, tiếp cận tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế không chỉ do tự thân của đối tượng vi phạm hành chính, mà trước hết là do sự bất cập của quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm hành chính và có phần nguyên nhân do những hạn chế trong hoạt động xử phạt hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khuyến nghị đối với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và Bộ Y tế trong công tác tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Tác giả Luận văn mong muốn rằng quy định về xử phạt hành chính nên chú ý đến đặc điểm kinh tế - xã hội của các vùng địa lý để bảo đảm co chế tài phù hợp. Nếu có điều kiện, nên khuyến khích những nghiên cứu sâu về một hoặc một nhóm quy định xử phạt vi phạm hành chính có tính phổ biến trong lĩnh vực y tế và so sánh yếu tố vùng, miền.en_US
dc.format.medium72 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectXử phạt hành chínhen_US
dc.subjectVi phạm hành chínhen_US
dc.subjectLuật hành chínhen_US
dc.subjectY tếen_US
dc.subjectAdministrative sanctionsen_US
dc.subjectAdministrative violationsen_US
dc.subjectAdministrative lawen_US
dc.subjectHealth sectoren_US
dc.titlePháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn tại tỉnh Bình Thuậnen_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityEconomic Law (by Coursework) = Luật kinh tế (hướng ứng dụng)en_US
item.grantfulltextreserved-
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.cerifentitytypePublications-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.fulltextFull texts-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.