Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63149
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Vũ Thế Hoàien_US
dc.contributor.authorHồ Trần Hưngen_US
dc.date.accessioned2022-03-04T02:31:47Z-
dc.date.available2022-03-04T02:31:47Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.otherBarcode: 1000011985-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1033378~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63149-
dc.description.abstractLý thuyết về chống lạm dụng nhãn hiệu được phát triển nhằm cung cấp cơ sở lý luận hợp lý để bảo hộ nhãn hiệu trước hành vi xâm phạm ở góc độ khác với các hành vi đã được lường trước theo cơ chế bảo hộ truyền thống. Lý thuyết này khởi đầu từ nghiên cứu kinh điển của Frank Scherter có tựa đề The Rational Basis of Trademark Protection phát hành năm 1927 trên The Harvard Law Review. Nguyên bản lý thuyết trên đề cập đến hành vi lạm dụng nhãn hiệu mà hệ quả là làm giảm đi sự nổi bật của mối liên hệ giữa nhãn hiệu với chủ sở hữu và với hàng hóa – dịch vụ gắn nhãn hiệu trong nhận thức của người tiêu dùng, khiến cho người tiêu dùng khó khăn trong việc nhận biết về các mối liên hệ trên so với trước khi xuất hiện các dấu hiệu trùng hoặc tương tự (dilution by blurring); hành vi lạm dụng nhãn hiệu gây suy giảm đi khả năng phân biệt mà nhãn hiệu sử dụng trước đã đạt được so với các dấu hiệu trùng, tương tự được sử dụng sau (dilution of uniqueness), về sau thì phát triển thêm hành vi lạm dụng mà hệ quả là gây tổn hại đến danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu (dilution by tanishment), các hành vi trên có mục đích chủ yếu là lợi dụng “sức mạnh” của nhãn hiệu khác để kinh doanh. Cần làm rõ là “sức mạnh” của nhãn hiệu được gây dựng dựa trên danh tiếng, uy tín, sự khác biệt hay tính điển hình của nhãn hiệu đạt được trong quá trình kinh doanh nhờ vào bất kể phương pháp nào, có thể là thông qua hoạt động quảng cáo – truyền thông hoặc “sức mạnh” đó có được do uy tín trong hoạt động thương mại, do chất lượng hàng hóa – dịch vụ hoặc do bất kỳ yếu tố nào khác làm nhãn hiệu có được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng, có sức thu hút người tiêu dùng, có khả năng tác động vào ý định mua sắm của họ theo hướng có lợi cho nhãn hiệu và chủ sở hữu nhãn hiệu. Hành vi lạm dụng nhãn hiệu xâm phạm trực tiếp vào quyền độc quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu và tạo hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, bao gồm tạo nhận thức không đúng cho người tiêu dùng về mối liên hệ, uy tín, chất lượng và gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc tìm kiếm, xác định đúng hàng hóa – dịch vụ. Mặc dù Hoa Kỳ và các nước khu vực Liên minh Châu Âu đã nội luật hóa một số nội dung cơ bản của lýthuyết chống lạm dụng nhãn hiệu, tuy nhiên, tranh luận về việc áp dụng lý thuyết này còn kéo dài đến ngày nay. Đối với Việt Nam, việc tiếp nhận lý thuyết chống lạm dụng nhãn hiệu không đến từ nhu cầu nội tại mà đến từ tác động bên ngoài trên cơ sở các cam kết sửa đổi pháp luật của Việt Nam theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), cụ thể, tại Chương 12 của Hiệp định, Việt Nam cam kết bổ sung quy định chấm dứt hiệu lực khi nhãn hiệu đã trở thành tên gọi hay dấu hiệu chung để chỉ hàng hóa – dịch vụ, đây là nội dung gắn liền với lý thuyết này. Với sự khiếm khuyết hiện tại của pháp luật Việt Nam về vấn đề chống lạm dụng nhãn hiệu, việc nghiên cứu lý thuyết trên là cần thiết để thiết lập nền tảng lý luận chặt chẽ làm cơ sở để soạn thảo, ban hành quy phạm pháp luật phù hợp và thể hiện tinh thần tôn trọng, đề cao các cam kết. Trong khuôn khổ Luận văn này, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu để làm rõ lịch sử hình thành lý thuyết chống lạm dụng nhãn hiệu, bản chất của hành vi lạm dụng nhãn hiệu, phân tích hiện trạng pháp luật tại các quốc gia đã tiếp nhận lý thuyết này như Hoa Kỳ và một số quốc gia Châu Âu. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm từ các quốc gia đó, tác giả sẽ đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam.en_US
dc.format.medium92 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectChống lạm dụng nhãn hiệuen_US
dc.subjectNhãn hiệu nổi tiếngen_US
dc.subjectAnti-trademark dilutionen_US
dc.subjectWell-known marken_US
dc.titlePháp luật về chống lạm dụng nhãn hiệuen_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityEconomic Law (by Research) = Luật kinh tế (hướng nghiên cứu)en_US
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.languageiso639-1Vietnamese-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.