Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63466
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Trần Thị Giang Tânen_US
dc.contributor.authorLê Thị Mỹ Hạnhen_US
dc.date.accessioned2022-04-05T03:18:32Z-
dc.date.available2022-04-05T03:18:32Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.otherBarcode: 1000011700-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1033575~S8-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63466-
dc.description.abstractThuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, là nguồn kinh phí cần thiết để chi tiêu công, phân phối lại thu nhập, ổn định nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế của Việt Nam còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ thuế kéo dài gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Để đảm bảo nguồn thu thuế ổn định, đặc biệt nguồn thu thuế tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, đòi hỏi công tác quản lý thuế tại Cục Thuế phải được thực hiện hiệu quả. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu tác giả đã tìm ra các vấn đề tồn tại tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ kế toán; người nộp thuế chậm nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước; sai sót về mặt số liệu trên hệ thống Quản lý thuế; số tiền thuế khiếu nại liên quan đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế của bộ phận thanh tra, kiểm tra còn cao; số tiền thuế truy thu và phạt bình quân trên mỗi hồ sơ thanh tra, kiểm tra còn thấp. Sau đó, áp dụng phương pháp phỏng vấn và thu thập ý kiến thông qua câu hỏi khảo sát đối với công chức thuế kết hợp với kiểm định one-sample t-test tác giả đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tồn tại theo 5 yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tồn tại bao gồm: Chuẩn mực đạo đức được ban hành chưa dựa trên đặc điểm của ngành thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về thuế được ban hành chưa kịp thời và chưa thống nhất, trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn của công chức chưa đủ đáp ứng yêu cầu công tác; các phòng, ban chưa thường xuyên tổ chức các cuộc họp phân tích để phát hiện rủi ro, chưa ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro tại tất cả các khâu trong công tác quản lý thuế; việc luân phiên, luân chuyển chưa bám sát vào trình độ chuyên môn, sở trường công tác, thời hạn luân phiên, luân chuyển chưa tuân thủ đúng quy định, số lượng nhân sự của từng phòng, ban chưa đủ để tách bạch chức năng và hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế chưa đạt hiệu quả cao như kỳ vọng, ứng dụng thuế điện tử trong nộp hồ sơ khai thuế hoạt động chưa ổn định và hiệu quả như kỳ vọng, ứng dụng thuế điện tử tích hợp thông tin hình hình nộp thuế có dữ liệu chưa được cập nhật liên tục, phối hợp với các cơ quan như Văn Phòng đất đai, Ngân hàng, sở Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội, khác trong việc trao đổi thông tin điện tử và xử lý các công việc liên quan chưa chặt chẽ. Dựa trên nguyên nhân tồn tại của các vấn đề, tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ gắn liền với kế hoạch thực hiện cho từng khâu trong công tác Quản lý thuế và đánh giá sơ bộ tính khả thi của kế hoạch thực hiện, các giải pháp bao gồm: Cục Thuế cần xây dựng chuẩn mực đạo đức gắn liền với đặc điểm ngành thuế; xây dựng kế hoạch tuyển dụng thêm công chức, cũng như đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn; công chức phải tự hoàn thiện theo các tiêu chuẩn Cục Thuế đưa ra; triển khai vấn đề mới định kỳ tại từng phòng, ban; đánh giá mức độ hoàn thành công việc định kỳ, tổ chức khen thưởng tấm gương tiêu biểu; đề xuất ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật kịp thời, thống nhất, không trùng lặp, không chồng chéo; tổ chức các cuộc họp phân tích rủi ro để hạn chế và ngăn ngừa những sai sót; xây dựng hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro tại tất cả các khâu một cách phong phú, đầy đủ và linh hoạt; quan tâm nhiều hơn đến công tác luân phiên, luân chuyển theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản; tăng cường các hoạt động tuyên truyền hỗ trợ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và phù hợp mọi đối tượng; tăng cường phối hợp với các sở ban ngành trong việc trao đổi thông tin và xử lý các công việc; cần tập trung nâng cấp, cải tiến ứng dụng thuế điện tử phục vụ công tác thuế ngày càng hiệu quả; tăng cường cải thiện số lượng và chất lượng nhân sự cho phòng kiểm tra nội bộ, thiết lập và triển khai công tác kiểm tra nội bộ đến tất cả các phòng, ban trong Cục Thuế. Kết quả nghiên cứu là một trong những căn cứ để ban lãnh đạo Cục Thuế Thành phố đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế, và hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước hằng năm.en_US
dc.format.medium69 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectQuản lý thuếen_US
dc.subjectKiểm soát nội bộen_US
dc.subjectCục Thuế Thành phố Hồ Chí Minhen_US
dc.subjectTax administrationen_US
dc.subjectInternal controlen_US
dc.subjectHo Chi Minh City tax departmenten_US
dc.titleHoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thuế tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minhen_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityAccounting (by Coursework) = Kế toán (hướng ứng dụng)en_US
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.grantfulltextreserved-
item.fulltextFull texts-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.cerifentitytypePublications-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.