Title: | Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và truyền miệng điện tử (EWOM) dịch vụ thanh toán điện tử của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Ngô Phi Duy Ý |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Viết Bằng |
Keywords: | TAM; UTAUT2; Thanh toán điện tử; Ý định sử dụng; Cảm nhận sự hài lòng và truyền miệng điện tử (E-WOM); Thành phố Hồ Chí Minh; E-payment services; Intention to use; Perceived satisfaction & E-WOM; Ho Chi Minh city |
Abstract: | Ngày nay, ngành thương mại điện tử đang có “sự phát triển mạnh mẽ”, kèm theo là sự tăng trưởng của các hoạt động giao dịch trực tuyến và thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, đại dịch Covid 19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn, làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Và họ đã có thái độ tìm hiểu và quan tâm đến “các vấn đề có liên quan đến thanh toán điện tử”. Có thể thấy “thanh toán không dùng tiền” mặt đang là xu thế mới trên toàn cầu, cũng như tại Việt Nam với “sự tiện lợi và an toàn.” Tuy nhiên, mặc dù việc áp dụng công nghệ đã bắt đầu có xu hướng tăng trưởng mạnh, nhưng nó vẫn chưa ở quy mô đầy đủ cần thiết cho việc sử dụng và áp dụng các hệ thống thanh toán ở Tp. Hồ Chí Minh. Và không phải người tiêu dùng nào cũng có thể nhận ra được những lợi ích mà thanh toán trực tuyến mang lại. Từ cơ sở áp dụng lý thuyết mô hình TAM và UTAUT2, nghiên cứu đã xác định và đo lường tác động của các nhân tố có ảnh hưởng đến “Ý định sử dụng”, “Cảm nhận sự hài lòng” và “E-WOM” các dịch vụ thanh toán điện tử của người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài đã kế thừa và đề xuất một mô hình khái niệm được kiểm định bằng phương pháp PLS-SEM, với dữ liệu thu thập từ khảo sát của 347 người tiêu dùng đã sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả có 4 yếu tố có ảnh hưởng đến “Ý định sử dụng” dịch vụ thanh toán điện tử là: “Cảm nhận dễ sử dụng”, “Cảm nhận sự hữu ích”, “Cảm nhận rủi ro” và “Thái độ”. Trong đó, “Thái độ” có ảnh hưởng quan trọng nhất đến “Ý định sử dụng”. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét tác động điều tiết của các nhân tố “Phản ứng với đổi mới” đối với mối quan hệ của “Ý định sử dụng” và “Cảm nhận sự hài lòng”, “Ảnh hưởng của xã hội” đối với “Cảm nhận sự hài lòng” và “E-WOM”. Nghiên cứu hy vọng đóng góp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử những kiến nghị nhằm bắt kịp xu thế thanh toán, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng, gia tăng sự hài lòng và thúc đẩy việc sử dụng, giới thiệu các dịch vụ thanh toán điện tử. |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1033637~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63540 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|