Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63671
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Nguyễn Mai Trâmen_US
dc.contributor.authorHuỳnh Công Danhen_US
dc.date.accessioned2022-05-27T02:22:30Z-
dc.date.available2022-05-27T02:22:30Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.otherBarcode: 1000012430-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1033758~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63671-
dc.description.abstractGiai đoạn từ năm 2017 đến nay, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay được các NHTM thực hiện mạnh mẽ theo đúng định hướng, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Trong thời gian này, các NHTM áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật để thu hồi nợ vay, giảm tỉ lệ nợ xấu, thu hồi vốn nhanh, khơi thông các nguồn vốn mà NHTM đã cấp cho nên kinh tế để ổn định hoạt động của NHTM, làm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu của NHTM và giảm các nguy cơ tiềm ẩn đang tồn tại trong nền kinh tế. Khoản vay được bảo đảm bằng QSDĐ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong hệ thống các NHTM. Việc xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ để thu hồi nợ vay ngân hàng cũng vì vậy mà gia tăng. Tùy theo thỏa thuận hoặc quy định pháp luật mà các NHTM có thể dùng phương thức phù hợp để xử lý QSDĐ để thu hồi nợ vay đã cấp. Vì xử lý QSDĐ có tác động đến bên thứ ba cũng như cần các biện pháp cưỡng chế đối với QSDĐ trong trường hợp các bên không phối hợp, các NHTM lựa chọn TAND là nơi giải quyết tranh chấp hợp đồng vay có bảo đảm bằng QSDĐ nhằm yêu cầu tòa án cho phép các NHTM yêu cầu thi hành án, cưỡng chế thi hành án và xử lý QSDĐ để thu hồi nợ vay. Thực trạng này đến từ nhiều lý do. Một là, công tác xử lý QSDĐ để thu hồi nợ vay ngân hàng tại TAND dần được hoàn chỉnh theo pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật thi hành án dân sự. Hai là, TAND có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp, xử lý QSDĐ triệt để, đảm bảo bảo vệ lợi ích của các bên liên quan đến QSDĐ cũng như cơ quan thi hành án có thẩm quyền có thể thực hiện cưỡng chế thi hành bản án, quyết định của TAND. Bên cạnh đó, thực tiễn xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ để thu hồi nợ vay ngân hàng tại TAND còn gặp nhiều bất cập. Các bất cập này đến từ quy định pháp luật còn chồng chéo, hạn chế, các TAND chưa áp dụng thống nhất pháp luật để giải quyết tranh chấp cũng như đến từ chính cơ quan nhà nước và các NHTM. Vì vậy, hiệu quả xử lý quyền sử dụng đất để thu hồi nợ vay ngân hàng tại TAND chưa cao, chưa đáp ứng được kì vọng xã hội nói chung và các NHTM nói riêng. Từ thực tế này, Tác giả quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để thu hồi nợ vay ngân hàng tại tòa án nhân dân” làm đề tài nghiên cứu. Mục tiêu của công trình nghiên cứu này là nhằm làm rõ các vấn đề lý luận cũng như quy định pháp luật có liên quan đến xử lý QSDĐ để thu hồi nợ vay ngân hàng tại TAND, tìm hiểu và đánh giá thực tiễn các vấn đề này thông qua các trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, Tác giả chỉ ra các vướng mắc, bất cập trong vấn đề này, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xử lý QSDĐ để thu hồi nợ vay ngân hàng tại tòa án trong thời gian tới. Trong Luận văn, Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với từng vấn đề nghiên cứu tại từng chương, mục như phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, phương pháp hệ thống để nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật, làm rõ các vấn đề lý luận về xử lý QSDĐ để thu hồi nợ vay của ngân hàng tại TAND tại Chương 1 hay sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp và nghiên cứu hồ sơ để đánh giá pháp luật và thực tiễn và sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, quy nạp, diễn dịch để làm rõ các quan điểm và đề xuất của Tác giả để hoàn thiện pháp luật về xử lý QSDĐ để thu hồi nợ vay của ngân hàng tại TAND tại Chương 2. Tác giả cũng đặt mục tiêu kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả xử lý QSDĐ để thu hồi nợ vay ngân hàng tại TAND, đồng thời sẽ là tài liệu tham khảo, nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật.en_US
dc.format.medium69 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectXử lý tài sản là quyền sử dụng đất để thu hồi nợ vay tại tòa án nhân dânen_US
dc.subjectTranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấpen_US
dc.subjectGiải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dânen_US
dc.subjectLiquidation of land used rights for debt recovery at courtsen_US
dc.subjectDisputes of credit and pledged contractsen_US
dc.subjectDisputes resolution at courtsen_US
dc.titlePháp luật về xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để thu hồi nợ vay ngân hàng tại tòa án nhân dânen_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityEconomic Law (by Research) = Luật kinh tế (hướng nghiên cứu)en_US
item.cerifentitytypePublications-
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.grantfulltextreserved-
item.fulltextFull texts-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.