Title: | Tác động của giá dầu đến tình hình xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam |
Author(s): | Nguyễn Huy Bá |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Hồ Viết Tiến |
Keywords: | Giá dầu; Nhập khẩu; Xuất khẩu; Cán cân thương mại; Cán cân thương mại phi dầu mỏ; Tỷ giá; Bất đối xứng; SVARX; ARDL; NARDL; Việt Nam; Oil prices; Import; Export; Trade balance; Non-Oil trade balance; Exchange rates; Asymmetry; Viet Nam |
Abstract: | Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, sự thay đổi của nhiều nhân tố đã có tác động đến hoạt động thương mại giữa các quốc gia là chủ đề luôn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 xuất hiện từ tháng 12 năm 2019 đến nay trở nên ngày càng phức tạp và diễn biến khó lường. Việc xem xét sự biến động của giá dầu và tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu, trọng tâm là cán cân thương mại trong tình hình kinh tế hiện nay là điều hết sức cần thiết. Nghiên cứu này nhằm tìm ra mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá thực tế tác động lên cán cân thương mại của Việt Nam. Trong nghiên cứu sử dụng các mô hình kinh tế lượng khác nhau là SVAR, ARDL và NARDL. Với dữ liệu thời gian có được theo tần suất tháng trong giai đoạn 01/2010 –01/2022, những kết quả chính tìm được đối với trường hợp tác động của giá dầu thực: Kết quả cho thấy cú sốc tiêu cực của giá dầu tăng gây bất lợi đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn khi sử dụng phương pháp SVAR, giá dầu tăng cũng gây bất lợi cho cán cân thương mại của Việt Nam trong dài hạn khi sử dụng phương pháp ARDL và tìm thấy sự tồn tại tác động bất đối xứng của giá dầu trong ngắn hạn, cụ thể là giá dầu tăng gây bất lợi trong khi giá dầu giảm giúp cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam nhưng mức ảnh hưởng là không đáng kể khi sử dụng phương pháp NARDL. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc giảm giá VND thực tế sẽ không làm cho cán cân thương mại được hưởng lợi, cụ thể là tác động tiêu cực của tỷ giá tăng ảnh hưởng đến cán cân thương mại trong cả ngắn hạn và dài hạn nhưng mức ảnh hưởng trong ngắn hạn là tiêu cực hơn. Bằng việc sử dụng ba phương pháp khác nhau là SVAR, ARDL và NARDL với các biến giả mùa vụ sẽ giúp đảm bảo tính khách quan cũng như tăng tính bền vững của kết quả nghiên cứu. Những kết quả quan trọng này có thể được sử dụng để giúp các nhà hoạch định chính sách trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trước những biến động bất ổn của giá dầu. |
Issue Date: | 2022 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1034541~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/66286 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|